Văn hóa - Du lịch

Đặc sắc Lễ hội Mai An Tiêm

Nguyễn Sự - Phạm Hưng 19/04/2024 - 16:47

Đến hẹn lại lên, cứ vào trung tuần tháng 3 âm lịch hằng năm, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) lại long trọng tổ chức Lễ hội Mai An Tiêm để tưởng nhớ, tri ân Đức Thánh Mai An Tiêm, người có công mở mang bờ cõi, khai sinh vùng đất Nga Sơn.

2(4).jpg
Lễ rước kiệu tại Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024.

Sáng 19/4, tại đền thờ Thần tổ Mai An Tiêm, huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024.

Lễ hội Mai An Tiêm nhằm tưởng nhớ, tri ân, tôn vinh công lao to lớn, tinh thần anh dũng, cần cù trong lao động và sản xuất của Đức thánh Mai An Tiêm; đồng thời, khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc của quê hương Nga Sơn.

1(5).jpg
Đại diện lãnh đạo huyện Nga Sơn đánh trống khai hội.

Lễ hội bắt đầu với các nghi thức truyền thống: Lễ rước sắc phong Thần tổ Mai An Tiêm từ làng văn hóa Văn Đức đến đền thờ Mai An Tiêm, dâng hương tưởng niệm, tế lễ đọc chúc văn ca ngợi công đức Mai An Tiêm.

Sau phần lễ là phần hội với chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề “Mai An Tiêm dâng cho đời quả ngọt, giữa trùng khơi xây non nước trường tồn”, tái hiện một cách sinh động hành trình vượt qua gian khó, tìm được giống dưa hấu quý hiếm, khai phá đảo xa, xây dựng vùng Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa thành vùng quê trù mật của Đức Thánh Mai An Tiêm.

7.jpg
4(1).jpg
Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề “Mai An Tiêm dâng cho đời quả ngọt, giữa trùng khơi xây non nước trường tồn”.

Theo truyền thuyết, Mai An Tiêm là con nuôi của Vua Hùng thứ 18. Khi bị vua cha hiểu nhầm đày ra đảo hoang, Mai An Tiêm đã cùng vợ con vượt qua gian khó, tìm được giống dưa hấu quý hiếm, khai phá đảo xa, xây dựng vùng Đông Bắc tỉnh Thanh Hoá thành vùng quê trù mật.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, hình tượng Mai An Tiêm đã in sâu vào đời sống văn hóa cộng đồng, như một biểu tượng cho tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, tự lực, tự cường của người dân Việt Nam.

Đến nay, câu chuyện về Mai An Tiêm vẫn còn nguyên giá trị, là bài học lớn cho thế hệ cháu con trong việc khởi nghiệp và tạo dựng thành công từ gian khổ.

Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh Mai An Tiêm, người dân Nga Sơn đã lập đền thờ ngài tại chính nơi tương truyền Mai An Tiêm và gia đình đã dựng mái lều trên đảo, nay thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn.

Cùng với việc lập đền thờ, hằng năm vào trung tuần tháng 3 âm lịch, Lễ hội Mai An Tiêm được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú nhằm khơi dậy truyền thống tự lập, tự cường, lao động sáng tạo, vượt qua gian khó.

Một số hình ảnh PV Báo Công lý ghi nhận tại Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024:

3(1).jpg
10.jpg
11
5(1).jpg
6.jpg
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc Lễ hội Mai An Tiêm