Công viên địa chất Đắk Nông, thành viên 161 của hệ thống Công viên địa chất toàn cầu

Lê Vương| 25/11/2020 11:21
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tối 24/11, tại hồ Đảo nổi TP. Gia Nghĩa- Đắk Nông, UBND tỉnh đã vinh dự đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông và khai mạc Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam lần II – 2020.

Theo đó, Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam lần II – 2020 chính thức được khai mạc với quy mô toàn quốc, với sự tham gia của các đoàn nghệ nhân đến từ 15 tỉnh, thành phố trên cả nước và các đoàn nghệ nhân đến từ các nước trên thế giới đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

mai.jpg
Ông Nguyễn Đình Trung – Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông phát biểu khai mạc Lễ hội Văn hoá Thổ cẩm Việt Nam lần II-2020

Lễ hội nhằm tìm kiếm đầu ra ổn định cho ngành dệt thổ cẩm, giúp ngành dệt thổ cẩm không bị mai mọt, giúp người làm nghề dệt thổ cẩm có thu nhập ổn định và định hướng phát triển du lịch cho ngành thổ cẩm Đắk Nông.

Cùng ngày, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Hội nghị giới thiệu, quảng bá hình ảnh và kêu gọi đầu tư du lịch tỉnh Đắk Nông năm 2020. Tại Hội nghị các nhà đầu tư rất ấn tượng với những tiềm năng du lịch của tỉnh Đắk Nông và những tiềm năng đó được ví như: “Cô gái đẹp ngủ quên trong rừng”.

mai2.jpg
Chương trình văn nghệ chào mừng

Chính vì vậy, mà thông qua Hội nghị lần này các nhà đầu tư mong muốn UBND tỉnh Đắk Nông tạo mọi điều kiện thuận lợi, khắc phục những cơ sở hạ tầng còn, đầu tư phát triển nguồn nhân lực có chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư nhằm thức tỉnh cô gái đang ngủ quên.

Về phía Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông, có diện tích hơn 4.700 km2 nằm trải dài trên địa bàn 05 huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’Long và TP. Gia Nghĩa. Đây là nơi hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất, địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học mang tầm quốc tế và khu vực.

mai3.jpg
Ông Michael Croft – Đại diện cho UNESCO tại Việt Nam trao danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu cho Công viên địa chất Đắk Nông

Đặc biệt, Công viên có hệ thống hang động núi lửa nằm tại huyện Krông Nô với khoảng 50 hang động, tổng chiều dài lên tới 10.000m. Trong đó, có nhiều hang động đã được các nhà khoa học khám phá nhiều nét độc đáo về địa chất, tự nhiên cũng như dấu tích của người tiền sử.

Theo tiêu chí đánh giá của UNESCO, một trong những cách thức phát triển Công viên địa chất là thông qua việc đẩy mạnh hoạt động du lịch địa chất (Geotourism). Đây chính là một trong những yêu cầu bắt buộc của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu đối với các thành viên.

mai4.jpg
Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông phát biểu tại Hội nghị kêu gọi đầu tư du lịch tỉnh Đắk Nông

Như vậy, với Công viên địa chất Đắk Nông thì việc phát triển loại hình du lịch địa chất sẽ là một yêu cầu tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Nông. Đồng thời, du lịch địa chất cũng sẽ trở thành một trong những sản phẩm du lịch độc đáo được ưu tiên lựa chọn của du khách khi đến với Đắk Nông.

Với định hướng phát triển Công viên địa chất Đắk Nông – “Xứ sở của những âm điệu”, tỉnh Đắk Nông đã quy hoạch và đầu tư 44 điểm đến, hình thành 03 tuyến du lịch cụ thể: tuyến 1 “Trường ca của Lửa và Nước”, tuyến 2 “Bản giao hưởng của làn gió mới”, tuyến 3 “Âm vang từ trái đất”.

mai5.jpg
Ông Nguyễn Xuân Nam – Đại diện cho Công ty cổ phần Du lịch Hiểu về trái tim phát biểu tham luận tại Hội nghị

Theo ông Micheal Croft – Trưởng đại diện tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) tại Việt Nam, khẳng định Công viên địa chất Đắk Nông có nền tảng là sự hùng vĩ của vẻ đẹp thiên nhiên và một nền văn hoá độc đáo của người dân bản địa. Cả hai yếu tố này cần được bảo tồn, giữ gìn. 

mai6.jpg
Đại diện Doanh nghiệp và Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Đắk Nông ký biên bản ghi nhớ tại Hội nghị


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Công viên địa chất Đắk Nông, thành viên 161 của hệ thống Công viên địa chất toàn cầu