Cổ đông lớn và nội bộ có kiếm được “mớ tiền” từ đỉnh cao quý 1?

02/06/2014 13:14
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tranh thủ giai đoạn thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh vào quý 1/2014, nhiều cổ đông lớn lẫn nội bộ đã tranh thủ “thoát hàng”. Trong số những cổ đông này có những vị đã thoái vốn ngay tại đỉnh cao về giá cổ phiếu!

 Theo thống kê của Vietstock, trong quý 1/2014, đã có hơn 477 triệu cp được cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và người/tổ chức có liên quan bán ra. Đặc biệt, có 40 cổ đông trong danh sách này đã bán lượng lớn cổ phiếu (từ 5% vốn của doanh nghiệp trở lên), gồm 17 cổ đông lớn, 9 cổ đông nội bộ và 14 đối tượng có liên quan đến cổ đông nội bộ.

Thị trường khởi sắc tại quý 1/2014 mang lại cho Công ty TNHH MTV NXB Giáo dục VN một thương vụ thoái vốn rất ấn tượng tại Phát hành sách & TBTH Hưng Yên (HNX: HST) sau nhiều năm nắm giữ. NXB Giáo dục VN đã chớp đúng thời cơ bán sạch 30% vốn tại HST ngay tại giá đỉnh. Cụ thể, đơn vị này công bố không còn là cổ đông của HST kể từ ngày 24/03/2014 – đây là phiên đạt mức giá cao nhất kể từ khi cổ phiếu này niêm yết vào cuối năm 2009 - 12,300 đồng/cp.

Diễn biến giá cổ phiếu HST từ khi niêm yết đến nay

 Cổ đông lớn và nội bộ có kiếm được “mớ tiền” từ đỉnh cao quý 1?

Cũng bám theo xu hướng TTCK tăng giá mạnh trong quý đầu tiên của năm 2014, ông Nguyễn Văn Ba tiến hành lướt sóng lượng lớn cổ phiếu TSC của Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (HOSE: TSC) nhưng kết quả lại phải chịu lỗ cả hơn tỷ đồng?! Cụ thể, ngày 12/03, ông Ba cùng em gái đã mua vào hơn 42% vốn của TSC và đã bán ra 19.54% chỉ 10 ngày sau đó (ngày 21/03). Thật không may cho cổ đông này, cổ phiếu TSC rơi đúng vào giai đoạn điều chỉnh giảm để sau đó tiếp tục xu hướng tăng dài hạn. Kể từ khi vị cổ đông mua đến khi bán, cổ phiếu TSC rớt từ 14,800 đồng/cp xuống 14,000 đồng/cp và sau đó lại… tăng vọt lên 19,000 đồng/cp vào ngày 28/03.

Diễn biến giá cổ phiếu TSC trong 6 tháng qua

 Cổ đông lớn và nội bộ có kiếm được “mớ tiền” từ đỉnh cao quý 1?

Tại các mã như NTP, VAT, DPR, DCL hay KDC, không ít cổ đông ngoại như SK Securities, Red River Holding, Willem Stuive, FTIF, Viet Nam Equity Holding và Ezaki Glico cũng chớp thời cơ thoái vốn trong quý 1/2014. Hầu hết các cổ phiếu này đều có giá tăng mạnh trong giai đọan này, ngoại trừ DPR của Cao su Đồng Phú. FTIF đã bỏ lỡ thời điểm đỉnh 10/02 của cổ phiếu này ở mức giá 49,500 đồng/cp và bán ra cổ phiếu DPR trong giai đoạn lao dốc sau đó.

Gắn bó với Sông Đà 9.06 (HNX: S96) từ những ngày đầu (2001) với 40% vốn, đến năm 2011 Sông Đà 9 (HNX: SD9) muốn bán bớt gần 20% vốn tại đây nhưng Tập đoàn Sông Đà không đồng ý do giá cổ phiếu S96 trên sàn đã giảm trên 50%. Đến ngày 24/02/2014, SD9 mới thực hiện hóa được ý định này khi bán bớt gần 18% vốn tại S96 và giảm nắm giữ còn 2.27%. Điều đáng nói, giá cổ phiếu S96 ngày chào sàn (09/01/2008) ở mức 70,700 đồng/cp và tới ngày 24/02/2014 chỉ còn 4,600 đồng/cp. Dẫu sao thì mức giá này cũng đã tăng gần gấp đôi nhờ sức nóng của thị trường chứng khoán qua quý 1/2014. Và SD9 cũng kịp thoái vốn trước khi cổ phiếu S96 bị hủy niêm yết bắt buộc vào ngày 30/05 bởi kết quả kinh doanh yếu kém. S96 cũng bắt đầu lỗ từ năm 2011 (47 tỷ đồng), 2012 (5 tỷ đồng) và năm 2013 vừa qua thì kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến.

Diễn biến giá cổ phiếu S96 từ khi niêm yết đến nay

Cổ đông lớn và nội bộ có kiếm được “mớ tiền” từ đỉnh cao quý 1?

Trong 9 vị cổ đông nội bộ, cũng là lãnh đạo của doanh nghiệp, đã bán lượng cổ phiếu khá lớn của công ty mình trong quý 1/2014 như VNH, MHC, NAG và HQC khi chọn đúng thời điểm giá cổ phiếu ở mức cao để giao dịch.

Trong đó, do cần vốn để đầu tư vào Trường ĐH Đồng bằng Sông Cửu Long, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC) đã bán gần hết cổ phần của mình tại HQC - Là một bước đánh đổi đầy rủi ro bởi nguy cơ “mất quyền” khi tỷ lệ sở hữu của ông còn chưa đến 1%. Tuy nhiên, Chủ tịch HQC có vẻ rất may mắn, ông đã có thời điểm mua bán rất lý tưởng. Ông bán cổ phiếu tại đỉnh cao gần 3 năm của cổ phiếu HQC và đang gom mua 5 triệu cổ phiếu để tăng lại mức sở hữu 6.08% vốn khi giá cổ phiếu này đã xuống vùng khá thấp sau hai phiên rớt thảm của thị trường chứng khoán đầu tháng 5/2014.

Diễn biến giá cổ phiếu HQC 2 năm qua

Cổ đông lớn và nội bộ có kiếm được “mớ tiền” từ đỉnh cao quý 1?

Cả Giám đốc lẫn Phó Giám đốc Kỹ thuật Ôtô Trường Long (HOSE: HTL) đã bán vốn cho đối tác Thái là Chairatchakarn vào cuối tháng 1/2014, ngay khi giá cổ phiếu đang ở vùng cao nhất sau hơn 3 năm niêm yết. Hay Chủ tịch Khoáng Sản Vinas A lưới (HNX: ALV) bán bớt 100,000 cp, giảm sở hữu xuống còn 21.2% cũng nhắm đúng đỉnh gần 2 năm - vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2014.

Diễn biến giá cổ phiếu ALV 1 năm qua

Cổ đông lớn và nội bộ có kiếm được “mớ tiền” từ đỉnh cao quý 1?

Chỉ cá biệt, vị Chủ tịch Chứng khoán Xuân Thành (HNX: VIX) - ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) đã thoái sạch hơn 74% vốn, chính thức rút khỏi lĩnh vực chứng khoán không mấy thuận lợi. Bầu Thụy phải “rao bán” tới 2 lần kể từ tháng 3/2012 đến đầu tháng 4/2014 mới bán thành công tại mức giá quanh 10,000 đồng/cp. “Soi” lại những lần bầu Thụy gom cổ phiếu VIX cho thấy đều ở mức giá từ 9,400 đồng/cp đến 12,700 đồng/cp. Mặc dù cổ phiếu VIX cũng tăng giá liên tục từ cuối năm 2013 đến nay nhưng thời điểm vào và ra của bầu Thụy không mấy hiệu quả. Cổ phiếu VIX đã tăng lên một vùng giá mới ngay sau thời điểm bầu Thụy rút hẳn khỏi VIX.

Diễn biến giá cổ phiếu VIX 3 năm qua

Cổ đông lớn và nội bộ có kiếm được “mớ tiền” từ đỉnh cao quý 1?

Trong khi đó, 14 đối tượng có liên quan đến cổ đông nội bộ khác thực hiện giao dịch bán lượng lớn cổ phần sở hữu đa số đều là tổ chức tiến hành thoái theo lộ trình thoái vốn ngoài ngành. Và quý 1/2014 đã mang lại thời điểm phù hợp cho họ bởi phần lớn số cổ phiếu trong danh sách này đều tăng giá.

Thanh Nụ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cổ đông lớn và nội bộ có kiếm được “mớ tiền” từ đỉnh cao quý 1?