Đời sống

Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Điểm hẹn của người làm báo 

Tuấn Dũng 23/06/2023 17:29

Nằm trong khuôn viên tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội), bảo tàng Báo chí Việt Nam không chỉ là nơi lưu giữ những tài liệu, hiện vật về lịch sử báo chí mà còn là nơi ghi dấu những ký ức về lịch sử dân tộc, đời sống xã hội nói chung.

z4456075429509_324364c952da4cc1a2d532cfa9d87cff.jpg

Nằm trong khuôn viên tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội), bảo tàng Báo chí Việt Nam không chỉ là nơi lưu giữ những tài liệu, hiện vật về lịch sử báo chí mà còn là nơi ghi dấu những ký ức về lịch sử dân tộc, đời sống xã hội nói chung.

z4449681590015_62a42900ed0ca5d2fa01187057c11241.jpg
Cổng chính Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Xuất phát từ ý tưởng, tâm huyết gìn giữ, tôn vinh và phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo đã hoàn thiện Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Ngày 28/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam và đã chính thức khai trương hệ thống trưng bày thường xuyên và đón khách tham quan từ ngày 19/6/2020.

Bảo tàng hiện trưng bày hơn 35.000 hiện vật tiêu biểu, thể hiện tiến trình lịch sử báo chí Việt Nam, sự đồng hành của báo chí với lịch sử dân tộc.

z4456075429632_8320c56244c32ed29bc2a5378f768344.jpg
Lối vào khu vực trưng bày
z4456075455658_cf5fc432c80c77332d1de0c21f93307e.jpg

Nội dung trưng bày tại Bảo tàng gồm năm phần: Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865 - 1925; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay. Các không gian trưng bày được bố trí trên diện tích gần 1.500 m2 và được khai thác triệt để trên các diện trưng bày khác nhau: Trưng bày bằng giải pháp đồ họa trên đai vách; bằng hiện vật, tư liệu gốc và phục chế trong tủ, bục, giá, kệ, trục quay…; thông qua các giải pháp công nghệ phát thanh - truyền hình - số hóa để phục vụ tối đa nhu cầu tham quan.

z4449681891470_00777975d8434f42248336a9d4de9408.jpg

Khu vực trung tâm của Bảo tàng là phần trưng bày giai đoạn (1865 - 1925). Chiếc bục hình viên kim cương trưng bày 10 tờ báo nổi tiếng, tiêu biểu, đầu tiên của thế giới, đại diện cho các châu lục và Việt Nam, được Hiệp hội Báo chí Thế giới xếp vào hiện vật cổ nhất thế giới với cái tên khá dài bằng tiếng Đức (Có nghĩa là Bản ghi chép các sự kiện đặc biệt, đáng nhớ) được xuất bản năm 1609 (Ấn bản đầu tiên ra đời bằng tiếng Đức năm 1605 tại Strasbourg - nước Pháp ngày nay).

z4449681879794_eb7e80901be17ebdf06b57092cc62634.jpg

Trong đó, có 2 tờ báo đầu tiên của Việt Nam (Tờ Gia Định Báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên, Báo Thanh Niên, tờ báo mở đầu cho báo chí Cách mạng Việt Nam).

Ngoài dòng báo chí quốc ngữ, trước 1865 và giai đoạn (1865 - 1925), ở Việt Nam còn tồn tại song song một số tờ báo xuất bản bằng tiếng Hán, tiếng Pháp; Đồng thời, còn có một dòng báo chí khác do những người Pháp hoặc những trí thức người Việt tổ chức. Ở giai đoạn này, ngoài phần chữ truyền tải các tin tức, bài viết… Đã xuất hiện thêm tranh vẽ và quảng cáo.

Giai đoạn (1925 - 1945) là 20 năm đặc biệt đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, trong đó có lịch sử báo chí. Báo chí cách mạng giai đoạn này, hoạt động rất tích cực, linh hoạt với nhiều hình thức, xuất bản bí mật, công khai hay nửa bí mật nửa công khai. Khi cần công khai sẽ công khai, khi cần bí mật sẽ chuyển vào bí mật.

Một số tờ báo tiêu biểu được in ấn, xuất bản trong giai đoạn này như: Báo Tranh Đấu, Dân chúng, Tin Tức, Nhành Lúa, Cờ Giải phóng, Quân Giải Phóng, Lao Động, Cờ Vô Sản… Tờ Dân Chúng – Là tờ báo cách mạng xuất bản công khai tại Sài Gòn, có số lượng độc giả lớn nhất ở Đông Dương lúc bấy giờ…

Một điều chắc chắn rằng, từ khi dòng báo chí cách mạng hình thành và lan rộng thì báo chí Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Trên các mặt báo, tiếng nói đấu tranh được sử dụng mạnh mẽ hơn, ngôn ngữ nhuần nhị hơn, nghiệp vụ cũng có nhiều tiến bộ. Làm báo đã thực sự trở thành là một nghề ở Việt Nam giai đoạn này.

z4449681610651_9b2e34e5e1d3c7008da084c39cc80c21.jpg

Trong giai đoạn lịch sử (1945 - 1954), 9 năm kháng chiến trường kỳ, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước tiến khá dài về lượng và chất.

Báo chí lúc này không chỉ góp phần vào công cuộc đấu tranh, phục vụ kháng chiến mà còn được chú trọng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, được quan tâm về nội dung và trình bày, khiến tin bài, ảnh trên các mặt báo có phần phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, có thêm nhiều các chuyên mục mới, viết được nhiều thể loại...

Đến giai đoạn này, báo chí cách mạng Việt Nam (1925-1945) đã bước đầu có sự chuyên nghiệp hóa với sự định hướng rõ rệt của hệ thống chính trị và tổ chức Hội.

z4449681884917_9efaf9ad76db7c3eb92ae4a738ab44c1.jpg

Không gian trưng bày báo chí Việt Nam giai đoạn (1954 - 1975), là giai đoạn Việt Nam bước vào một cuộc đấu tranh mới trước cuộc xâm lăng của đế quốc Mỹ. Khi đó, đất nước bị chia cắt, miền Bắc làm nhiệm vụ hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

Vì thế, không gian trưng bày được bố trí tập trung vào 3 nội dung chính như: Báo chí miền Bắc - Hậu phương lớn; Báo chí tiền tuyến và Báo chí đối ngoại; Báo chí các vùng đô thị miền Nam.

Giai đoạn này, trải qua 21 năm làm báo với nhiều bối cảnh khác nhau, người làm báo cũng phát triển theo từng gia đoạn và tiến trình của lịch sử. Từ Sắc luật báo chí đầu tiên, đến tòa soạn báo dưới hầm, từ chiếc loa bên bờ sông Bến Hải, đến chương trình truyền hình đầu tiên với chiếc máy quay tự lắp mang tên “Ngựa Trời ở Hà Nội”, cùng những câu chuyện về làm báo trong rừng, làm báo trên bàn đàm phán ngoại giao.

Đây là giai đoạn huy hoàng của báo chí, với nhiều nỗ lực vượt bậc, nhiều chiến công rực rỡ, nhưng cũng chứa đựng nhiều mất mát, hy sinh.

z4449681604745_3e94d96d55f7166cb88fc395237aafa3.jpg
z4449681593628_122bc6b37523021f2290c8a29b5e4631.jpg
z4456075473428_59ad21037b4de7ea20671594202223c0.jpg

Giai đoạn Báo chí Việt Nam từ 1975 đến nay, bao gồm các phần trưng bày: Một số hình ảnh về sự kiện 30/4 và 1/5; Báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước; 04 cơ quan báo chí lớn và Hội Nhà báo Việt Nam; Khu khám phá trải nghiệm về các loại hình báo chí; Khu chiếu phim và trưng bày chuyên đề và khu Tưởng niệm các nhà báo đã hy sinh trong khi tác nghiệp qua các thời kỳ

z4449681904781_117ac5fb8a9a7a77a328236bcfe7da30.jpg
z4449681900026_8564b8e17ac21d21c7404db877841fc8.jpg
z4449681588337_e8d91cc0a1e564710754ee1a651ef720.jpg
Một số bìa Tạp chí Cộng Sản
8.jpg
Theo người phụ trách CNTT của Bảo tàng, mỗi không gian trưng bày của Bảo tàng Báo chí Việt Nam được đặt các màn hình chạm tương ứng để khách tham quan tra cứu. Tại các màn hình này có đăng tải các trang báo, câu chuyện, hình ảnh và phim liên quan đến báo chí Việt Nam phù hợp với các giai đoạn. Với dung lượng lên tới 2TB và kết nối trực tuyến với máy chủ, cán bộ bảo tàng có thể dễ dàng đăng nhập để quản lý và cập nhật số hóa trưng bày mọi lúc, mọi nơi.
z4456075455658_cf5fc432c80c77332d1de0c21f93307e.jpg
z4456075439996_d06be3cf4be289b6c34ac1f8c75a8ee0.jpg
Trải qua các thời kỳ và các giai đoạn của lịch sử, một số hiện vật trưng bày tại Bảo tàng giúp chúng ta hình dung được phần nào về điều kiện làm báo của đất nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như: Đèn dầu lạc, nghiên bút, bút máy bơm mực... Được sử dụng là công cụ chủ yếu để làm báo, khi điện sáng và máy chữ còn chưa phổ biến.
z4456075462331_3ba5aaf56063d9530754285187c6ba68.jpg
z4456075446338_acae3631898f0f2777f56ceeb8b4991f.jpg
Bàn ghi cảm tưởng tại Bảo tàng

Để tiếp nhận hiện vật, từng bước hoàn thiện, những người làm công tác Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tích cực đến mọi miền Tổ quốc và luôn nhận được sự tiếp đón nồng hậu, tấm lòng của người làm báo. Hiện tại, nhiều hiện vật, tư liệu quý đã được tập hợp, nghiên cứu và hoàn thiện hồ sơ để phục vụ kế hoạch trưng bày. Nơi đây, đang và sẽ là địa chỉ nghiên cứu tài liệu, lưu trữ tài liệu, hình ảnh, hiện vật có giá trị cho báo chí, là niềm tự hào của những người làm báo và nền báo chí nước nhà./.

Nội dung, ảnh & đồ họa: Tuấn Dũng

Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Điểm hẹn của người làm báo