Ba quốc gia Nam Á quay lưng với vụ tấn công tòa soạn Charlie Hebdo

Hoàng Hà| 16/01/2015 08:02
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trong khi hầu hết nhiều nơi trên thế giới theo dõi vụ tấn công tòa soạn Pháp với nỗi kinh hoàng và lo lắng, thì tại các quốc gia Nam Á, mọi người lại hết sức thờ ơ. Vì sao vậy?

Bài viết mới đây của Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Akron, Karl Kaltenthaler đồng thời là giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Case Western Reserve trên Asia.nikkei sẽ giải thích phần nào vấn đề này.

Các cuộc tấn công nhằm vào tòa soạn Charlie Hebdo hôm 7/1 và người mua sắm tại một siêu thị ở Paris kosher hôm 9/1 đã khiến châu Âu choáng váng. Nhiều người lo lắng những vụ tấn công kiểu thế này có thể sẽ tiếp tục xảy ra.

Sau đó hai ngày, văn phòng tòa soạn Hamburger Morgenpost ở Đức bị phóng hỏa do đăng lại bức tranh biếm họa nhà tiên tri Muhammad.
Ngay lập tức, an ninh trên khắp châu Âu được đặt ở mức báo động do lo sợ có những vụ tấn công khác xảy ra.

Hầu hết những ngày qua, toàn thế giới đều dõi theo sự kiện diễn ra tại Paris với nỗi kinh hoàng. Tuy vậy, tại các quốc gia Nam Á, dường như mọi người phản ứng với những thông tin về điều này một cách rất thờ ơ.

Điều này được Giáo sư Karl giải thích rằng, hàng năm, nhiều vụ tấn công nhắm vào các nhà báo thường xuyên xảy ra ở Nam Á đặc biệt là tại Afghanistan, Pakistan và Bangladesh. Ba quốc gia này được xếp hạng là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới với các nhà báo.

Tại Afghanistan và Pakistan lực lượng chiến binh Hồi giáo rất đông và mạnh. Họ thường xuyên nhắm mục tiêu các nhà báo, khi những nhà báo này đưa những thông tin tiêu cực về họ. Họ biện minh cho hành động đó là "sứ mệnh thiêng liêng" nhằm đưa luật Sharia vào Nhà nước Hồi giáo.

Mục tiêu của họ cũng  thường nhắm tới những nhà bình luận bị cáo buộc "báng bổ" đối với Hồi giáo. Những chiến binh này thường tổ chức những vụ tấn công chống lại cánh tả để làm tăng sự nổi tiếng của họ trong quần chúng.

Nói chung, dư luận tại Nam Á không ủng hộ tự do ngôn luận.

Ba quốc gia Nam Á quay lưng với vụ tấn công tòa soạn Charlie Hebdo

Người dân Peshawar, Pakistan biểu tình ủng hộ những vụ tấn công gần đây tại Pháp

Thực tế, Pakistan có “luật báng bổ”, quy định hình phạt tử hình đối với những ai bị kết tội phỉ báng nhà tiên tri Muhammad. Tuy nhiên, luật pháp khá mơ hồ về định nghĩa “phỉ báng”, vì thế, việc buộc tội cho tội danh này cũng rất ít.

Nếu việc vẽ tranh biếm họa giống như tại Charlie Hebdo mà được làm tại Pakistan. Thì có thể,  nhà nước Pakistan đã tử hình họ lâu rồi.

Tại Afghanistan, tình hình còn tệ hơn như thế. Các yếu tố tự do và không tôn giáo trong xã hội Afghanistan là rất nhỏ. Hầu hết người dân Afghanistan ủng hộ án tử hình đối với những người theo đạo Hồi giáo một cách lệch lạc hoặc xúc phạm các vị tiên tri.

Vì vậy, những cuộc biểu tình ủng hộ các cuộc tấn công Paris diễn ra trong cả nước. Bạn khó có thể thấy được hình ảnh người ở Pakistan và Afghanistan cầm biểu ngữ "Je suis Charlie" ở nơi công cộng.

Bangladesh là quốc gia có vẻ cởi mở hơn, nhưng để thảo luận về Hồi giáo vẫn là một đề tài bó hẹp và nguy hiểm. Một số nhà báo đã bị bỏ tù hoặc chỉ trích tới mức họ phải rời khỏi đất nước, do viết các bài báo xúc phạm Hồi giáo.

Bạn không thấy những cuộc biểu tình ủng hộ các cuộc tấn công ở Paris tại Bangladesh thế nhưng cũng không có những dấu hiệu Bangladesh đứng về phía những nạn nhân trong vụ tấn công đó.

Không phải là họ không quan tâm tới vụ việc đã xảy ra tại Paris, mà chỉ đơn giản, tại những quốc gia này, những vấn đề ảnh hưởng tới Hồi giáo sẽ khiến họ lâm vào rắc rối.

Trong khi đó, tại các quốc gia Nam Á khác, người dân hầu hết lên án vụ tấn công đẫm máu tại Paris, nhưng đồng thời cũng không ủng hộ vấn đề “tự do quá trớn” của quốc gia này.

   
 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ba quốc gia Nam Á quay lưng với vụ tấn công tòa soạn Charlie Hebdo