Một số nghiên cứu được thực hiện trong những năm qua cho thấy bạo lực tình dục trong hôn nhân là phổ biến ở Ấn Độ.
Mới đây, một cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra sau khi một bộ trưởng của chính phủ Ấn Độ phát biểu trước quốc hội rằng, cưỡng bức hôn nhân không thể cho là một loại tội phạm vì ở Ấn Độ, "hôn nhân là bất khả xâm phạm", theo PV BBC.
Hội Phụ nữ Quốc tế (ICRW) và Quỹ dân số LHQ (UNPFA) đã tiến hành 1 cuộc nghiên cứu trên 7 tiểu bang ở Ấn Độ vào năm ngoái đối với 9.205 đàn ông và 3.158 phụ nữ từ độ tuổi 18 đến 49 về tình trạng bạo lực tình dục trong hôn nhân. Kết quả cho thấy, 1/3 trong số những người đàn ông được phỏng vấn thừa nhận họ đã có những hành động bạo lực tình dục với vợ mình.
Trong khi đó, những nạn nhân của các vụ bạo lực tình dục trong hôn nhân cho biết, họ đang phải chiến đấu một cuộc chiến đơn độc vì hệ thống pháp luật của Ấn Độ có rất ít quy định cho loại tội phạm này.
Rashmi bịt kín mặt khi trả lời phỏng vấn
Tham gia phỏng vấn của BBC về vấn đề bạo lực tình dục trong hôn nhân, cô Rashmi, 25 tuổi (tên đã được thay đổi) che mặt kín mít và không muốn tiết lộ thông tin của mình vì lo lắng nếu chồng cô biết, sẽ ném cô ra khỏi nhà. Cô là nạn nhân của bạo lực tình dục trong hôn nhân và đang phải đơn phương chiến đấu để dành lại công lý cho mình.
Cô cho biết, cô đơn giản chỉ là món đồ chơi cho chồng mỗi đêm. “Bất cứ lúc nào anh ta muốn, anh ta đều bắt tôi lên giường là làm tất cả những điều anh ta muốn. Thậm chí, nhiều lần tôi không khỏe, tôi phải van nài anh ta nhưng anh ta cũng không buông tha”, cô Rashmi nói.
“Tôi vẫn còn nhớ, đêm 14/2/2014, hôm đó là ngày sinh nhật tôi. Chúng tôi đã cãi nhau rất lớn. Và chồng tôi đã cưỡng bức tôi khiến tôi ra nhiều máu và phải nằm viện mất 60 ngày”, cô Rashmi đau xót kể.
Mặc dù, Rashmi và chồng lấy nhau vì tình yêu (trước đây, họ là đồng nghiệp, rồi sau đó yêu và cưới nhau). Tuy vậy, trong đời sống tình dục vợ chồng, cô chưa bao giờ được “bình đẳng”, cô cho biết.
Vào tháng 2, Tòa án tối cao Ấn Độ đã bác bỏ lời kêu gọi của cô khi cô cho rằng hiếp dâm trong hôn nhân là một hành vi phạm tội hình sự. Tòa án cho biết, họ không thể thay đổi luật pháp chỉ vì một người.
Nhiều cô gái trẻ, có học ở Ấn Độ yêu và lấy nhưng không được bình đẳng trong tình dục gia đình
Câu chuyện của Rashmi không phải là duy nhất tại Ấn Độ. Có rất nhiều cô gái trẻ, có học khác cũng rơi vào hoàn cảnh giống như cô.
Tại Ấn Độ, một người đàn ông hãm hiếp vợ mình không bị cho là có tội. Nhiều người tin rằng, hôn nhân là một nguồn gốc của sự thỏa mãn tình dục cho nam giới và phụ nữ phải có trách nhiệm phục tùng.
Đã từ lâu, các nhà vận động yêu cầu, cưỡng bức trong hôn nhân phải bị coi là một loại tội phạm Ấn Độ.
Vào năm 2012, khi một nữ sinh viên bị một nhóm người cưỡng bức trên xe bus tại Delhi đã có nhiều đề xuất cải cách hình sự về luật hiếp dâm. Kể cả cưỡng hiếp trong gia đình. Tuy vậy, chính phủ đã từ chối đề nghị trên.
Nhiều nạn nhân của bạo lực tình dục trong hôn nhân đã muốn đấu tranh để giành công lý, nhưng cuối cùng, họ phải bỏ cuộc.
Theo luật sư Karuna Nundy, một người chuyên về tranh tụng quyền con người và công lý giới tính cho biết, nếu một người vợ gặp phải vấn đề bạo lực tình dục trong gia đình, họ có thể gửi đơn lên tòa án dân sự. Xét về tính chất nghiêm trọng của sự việc, tòa án sẽ xem xét để tách người chồng ra.
Trước vấn đề này, tổ chức Save the Family - một tổ chức nhân quyền của đàn ông lại cho rằng, báo cáo về các trường hợp bị cưỡng bức trong hôn nhân là sai. Và làm thế nào để có thể chứng minh được một người vợ đang bị chồng mình cưỡng hiếp?