Trong một công bố hôm nay, các dữ liệu đã chỉ ra 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang nằm trên bờ vực của suy thoái kinh tế. Đó là: Anh, Ý, Đức, Mexico và Brazil.
Một nhà cung cấp ô tô Đức gần Berlin phải dừng hoạt động hồi tháng 7 vừa qua.
Tăng trưởng phẳng ở Ý và nền kinh tế Anh bị thu hẹp trong quý hai – đó là dữ liệu được công bố hôm nay. Trong số những dữ liệu được công bố cũng cho thấy, nền kinh tế của Đức, nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, cũng gặp khó khăn trong quý 2 vừa qua. "Điểm mấu chốt là nền kinh tế Đức vừa xuất hiện ngay trên bờ vực của suy thoái kinh tế", Andrew Kenningham, Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế châu Âu của Capital Economics nói.
Mexico vừa tránh được suy thoái kinh tế, thường được xác định là hai quý liên tiếp bị thu hẹp, nhưng nền kinh tế của nước này dự báo sẽ vẫn yếu đi trong năm nay. Và dữ liệu cho thấy Brazil đã thực sự rơi vào suy thoái trong quý thứ hai vừa qua.
Đức, Anh, Ý, Brazil và Mexico từng xếp hạng trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Singapore và Hongkong, tuy nhỏ hơn nhưng vẫn đóng vai trò là trung tâm tài chính và thương mại quan trọng, cũng đang bị ảnh hưởng.
Một mỏ quặng sắt lớn ở miền Bắc Brazil.
Trong khi lý do tăng trưởng bị kéo xuống thấp ở mỗi quốc gia do một yếu tố cụ thể của từng nước, thì sự sụt giảm sản xuất toàn cầu và niềm tin kinh doanh giảm mạnh đã làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chậm nhất trong gần ba thập kỷ khi nước này tiến hành cuộc chiến thương mại kéo dài với Hoa Kỳ, nơi sẽ áp thuế mới đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào tháng 9 và tháng 12. "Đặc điểm chung là bối cảnh toàn cầu yếu", Neil Shear, chuyên gia kinh tế tại Capital Economics nói.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tháng trước đã hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay xuống còn 3,2% - tỷ lệ mở rộng yếu nhất kể từ năm 2009. IMF cũng hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu của năm 2020 xuống còn 3,5%.
Các nhà đầu tư ngày càng lo lắng khiến thị trường trái phiếu đang có những dấu hiệu cảnh báo và hơn một phần ba các nhà quản lý tài sản được Ngân hàng Hoa Kỳ khảo sát dự kiến sẽ có một cuộc suy thoái toàn cầu trong 12 tháng tới.
Đức phụ thuộc rất nhiều vào các nhà xuất khẩu bán một lượng hàng hóa không cân xứng cho Trung Quốc và Hoa Kỳ. Doanh số bán ô tô toàn cầu sụt giảm cũng đã tấn công các nhà sản xuất ô tô của Đức. "Báo cáo GDP của ngày hôm nay chắc chắn đánh dấu sự kết thúc một thập kỷ vàng của nền kinh tế Đức", Carsten Brzeski, chuyên gia phân tích kinh tế Đức tại ngân hàng ING của Hà Lan cho biết.
Trong khi lo ngại về một Brexit hỗn loạn sẽ khiến nền kinh tế Đức trở nên suy yếu, thì lúc này, vấn đề đó đã đang gây ra nỗi đau lớn nhất ở Vương quốc Anh, nơi nền kinh tế lần đầu tiên bị thu hẹp kể từ năm 2012. Nền kinh tế Anh sẽ hồi phục trong quý thứ ba và tránh được mối nguy suy thoái nhãn tiền. Nhưng nếu Thủ tướng Boris Johnson rút nước này ra khỏi Liên minh châu Âu, mà không có thỏa thuận bảo vệ thương mại vào ngày 31/10, một cuộc suy thoái chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi.
Ở Ý, năng suất lao động kém, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao, nợ lớn và bất ổn chính trị là nguyên nhân chính cho sự bất ổn liên tục của nền kinh tế nước này.
Đầu tư đã giảm ở Mexico và mảng dịch vụ của đất nước đang phải chịu áp lực lớn. Brazil, nền kinh tế lớn nhất ở Mỹ Latinh, đang phải chịu cảnh sản xuất công nghiệp yếu và tỷ lệ thất nghiệp cao. Dữ liệu trong những tuần tới sẽ xác nhận liệu nền kinh tế nước này có rơi vào suy thoái hay không.
Các nhà phân tích lập luận rằng ở cấp độ toàn cầu, chi tiêu của các công đã ổn định. Thị trường lao động vẫn vững chắc. Trong khi có những nhóm cực kỳ yếu kém trong nền kinh tế thế giới - đặc biệt là trong sản xuất - các nền kinh tế khác khác đang ở mức tương đối tốt. Tất cả những điều này phù hợp với quan điểm rằng tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại thay vì sụp đổ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu kinh tế cũng chỉ ra ba rủi ro lớn.
Đầu tiên là cuộc chiến thương mại. Nếu Bắc Kinh và Washington tiếp tục căng thẳng hơn, niềm tin kinh doanh có thể giảm mạnh. IMF đã cảnh báo rằng, tăng trưởng trong năm 2020 sẽ bị cắt giảm 0,5% nếu tranh chấp leo thang hơn nữa.
Một rủi ro lớn khác là các ngân hàng trung ương không hành động, gây ra phản ứng tiêu cực trong thị trường tài chính cung cấp cho nền kinh tế thực. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã cắt giảm lãi suất vào tháng trước - lần đầu tiên sau 11 năm. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã ám chỉ rằng, họ sẽ phải có nhiều biện pháp kích thích hơn vào tháng 9. Các ngân hàng trung ương khác từ Ấn Độ đến Thái Lan đã cắt giảm lãi suất, và sẽ cắt giảm nhiều hơn nữa.
Rủi ro cuối cùng là lĩnh vực dịch vụ toàn cầu, nơi đã hỗ trợ tăng trưởng, bắt đầu phản ánh sự suy thoái đã thấy trong sản xuất.