Hàng loạt công ty bị phạt tiền, tước giấy phép kinh doanh thuốc

Huy Hoàng| 05/09/2017 10:56
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành hàng loạt quyết định xử phạt, tước giấy phép kinh doanh các doanh nghiệp vi phạm quy định về buôn bán dược phẩm cho cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc.

Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Hà (Số 15A, hẻm 475/20/49, đường Nguyễn Trãi, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) bị phạt tiền 30 triệu đồng về các hành vi: Bán buôn thuốc Mystrep lg cho cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc.

Cùng với hình thức phạt tiền, Cục Quản lý Dược có hình thức xử phạt bổ sung: Tước Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc số 01-0766/HNO-ĐKKDD do Sở Y tế Hà Nội cấp ngày 12/08/2015 cho Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Hà trong thời gian 4,5 tháng, trừ việc cung cấp viên uống tránh thai Anna, SĐK VN-18270-14 cho Đề án xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại khu vực thành thị và nông thôn giai đoạn 2015-2020 (Đề án 818).

Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Hà thực hiện thu hồi toàn bộ thuốc Mystrep lg cho cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc, thực hiện hủy thuốc theo đúng quy định đúng quy định hiện hành.

Hàng loạt công ty bị phạt tiền, tước giấy phép kinh doanh thuốc

Ảnh minh họa

Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Hà Lan (Lô A2CN7 cụm công nghiệp Từ Liêm, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) bị phạt tiền 30 triệu đồng về các hành vi bán buôn thuốc Reyoung Streptomycin cho cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc.

Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty thu hồi toàn bộ thuốc Reyoung Streptomycin đã bán cho cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc, thực hiện hủy thuốc theo đúng quy định hiện hành.

Công ty này cũng bị tước Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc số 01-0617/HNO-ĐKKDD do Sở Y tế Hà Nội cấp ngày 05/12/2016 cho Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Hà Lan trong thời gian 4,5 tháng, trừ việc cung cấp các thuốc đã trúng thầu vào các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các Sở Y tế theo kết quả đấu thầu năm 2016-2017.

Công ty TNHH Philavida  (Số 770, 770A, đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, TP. HCM) bị phạt tiền 30 triệu đồng về hành vi bán buôn thuốc Cofdein cho cơ sở không được phép mua thuốc đó theo quy định của pháp luật.

Công ty này còn bị phạt bổ sung tước giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc số 1052/HCM-ĐKKDD do Sở Y tế TP.HCM cấp ngày 27/11/2013.

Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty TNHH Philavida thực hiện thu hồi toàn bộ thuốc Cofdein đã bán cho cơ sở không được phép mua thuốc đó, thực hiện hủy thuốc theo đúng quy định.

Công ty cổ phần dược phẩm Green (Số 26, tổ 30A, khu đô thị Đồng Tàu, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) bị phạt tiền 30 triệu đồng về hành vi bán buôn thuốc Mystrep lg cho cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc.

Cục Quản lý Dược có hình thức xử phạt bổ sung: Tước Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc số OI-OI8I/HNO-ĐKKDD do Sở Y tế Hà Nội cấp ngày 29/11/2013 cho Công ty cổ phần dược phẩm Green trong thời gian 4,5 tháng, trừ việc cung cấp các thuốc đã trúng thầu vào các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các Sở Y tế theo kết quả đấu thầu năm 2016- 2017.

Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty cổ phần dược phẩm Green thực hiện thu hồi toàn bộ thuốc Mystrep lg đã bán cho cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc, thực hiện hủy thuốc theo đúng quy định hiện hành.

Trước đó, Công ty TNHH Best World Việt Nam (Số 152+150/4 đường Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, TP.HCM) bị xử phạt 165 triệu đồng về hành vi kê khai không trung thực các nội dung đã cam kết trong Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm Aestier AR Essence; Kinh doanh mỹ phẩm “sản phẩm Aestier Age Arrest; Aestier AR Essence; Aestier Total Base” có công thức không đúng với hồ sơ đã được duyệt quy định; Kinh doanh mỹ phẩm “sản phẩm Aestier Age Arrest; Aestier AR Essence; Aestier Eye Cream có nhãn ghi không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật quy định.

Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty TNHH Best World Việt Nam thu hồi và tiêu hủy 3 sản phẩm mỹ phẩm (Aestier Age Arrest; Aestier AR Essence; Aestier Total Base) có công thức không đúng với hồ sơ đã được duyệt. Bóc bỏ ngay toàn bộ nhãn phụ sản phẩm Aestier Eye Cream thiếu nội dung lưu ý về an toàn khi sử dụng đang tồn trong kho, in và dán lại nhãn phụ mới có nội dung đầy đủ thông tin trên nhãn theo đúng quy định.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hàng loạt công ty bị phạt tiền, tước giấy phép kinh doanh thuốc