WikiLeaks mới đây tiết lộ rằng, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã thực hiện hàng loạt chương trình nghe lén nhiều nhân vật trong Bộ Ngoại giao Đức, trong đó có Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier, RT đưa tin.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier
Theo WikiLeaks, NSA tiến hành nghe lén trên hai số điện thoại của ông Steinmeier, trong đó có một số chuyên để liên lạc với các thành viên Đảng Dân chủ xã hội. Theo đó, NSA đã ghi lại cuộc điện đàm trong công du tới Mỹ của ông Steinmeier, hồi tháng 10/2015, khi vừa mới nhậm chức.
Nội dung cuộc điện đàm cho thấy, Ngoại Steinmeier Đức “tỏ ra khá hài lòng khi không nhận về bất kỳ phản ứng dứt khoát nào từ Ngoại trưởng Mỹ (bà Condoleezza Rice) liên quan đến công bố của báo giới về các chuyến bay chở tù nhân của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) qua địa phận nước Đức đến các nhà tù bí mật ở Đông Âu, nơi được sử dụng để thẩm vấn nghi can khủng bố”, RT dẫn nguồn WikiLeaks cho biết.
Sau khi thông tin về “các chuyến bay chở tù nhân” đầu tiên nổi lên trên các phương tiện truyền thông, chính quyền các nước châu Âu đã từ chối đưa ra bất kỳ thông tin nào liên quan đến chương trình của CIA. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tạo điều kiện về tiện nghi sân bay và không phận cho cơ quan an ninh Mỹ để có thể thuận tiện trong việc thực hiện (các chuyến bay này), theo WikiLeaks.
Ngoài ra, Wikileaks còn công bố một thông tin gây sốc khác là “NSA từng giúp đỡ CIA bắt cóc và tra tấn mà không bị trừng phạt”, theo ông Julian Assange - Tổng biên tập WikiLeaks.
Cựu Ngoại trưởng và Phó Thủ tướng Đức trong giai đoạn 1998-2005, ông Joschka Fischer, cũng là một trong những mục tiêu của NSA, WikiLeaks cho biết.
Trong danh sách theo dõi của NSA còn có các quan chức Bộ Ngoại giao Đức như ông as Jurgen Borsch - ở Trung tâm Đối phó Khủng hoảng thuộc Bộ Ngoại giao Đức, ông Viktor Ebling - Ủy viên phụ trách Chính sách Năng lượng Quốc tế, ông Bernhard Von Waldersee - Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Mỹ Latinh và Caribbean (giai đoạn 2008 - 2011), ông Peter Ammon - Thư ký Ngoại trưởng tại Văn phòng Đối ngoại (giai đoạn 2008 – 2011).