Tôi tin rằng lấy tôn giáo hay ý thức hệ để biện minh cho hành động của những kẻ tấn công là không thích đáng. Và nếu không phải Charlie Hebdo, thì những tay súng này cũng sẽ tấn công vào mục tiêu khác.
Khalid Albaih là một họa sĩ người Sudan. Ông cũng là một họa sĩ chuyên vẽ tranh đả kích chính trị, vẽ tranh minh họa, một nhà thiết kế, đồng thời là một nhà văn. Những bức tranh biếm họa của ông được đánh giá là “trở thành biểu tượng cho sự thức tỉnh”.
Là một họa sĩ vẽ tranh đả kích chính trị người Hồi giáo Arập sống và làm việc tại Trung Đông, nỗi lo sợ “đánh nhầm người” là một phần trong cuộc sống hàng ngày của ông.
Họa sĩ tranh biếm họa Khalid Albaih
Dưới đây là bài viết thể hiện quan điểm của họa sĩ tranh biếm họa Khalid Albaih về vụ nổ súng vào tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo và những cuộc tấn công diễn ra sau đó tại Thủ đô nước Pháp hồi tuần trước.
Những bức tranh đả kích chính trị của tôi nổi lên trong giai đoạn đầu của cuộc biểu tình mùa xuân Arập vào năm 2011. Cũng giống như rất nhiều người trẻ tuổi ở Trung Đông, tôi tìm thấy lối thoát cho mình trên phương tiện truyền thông xã hội. Và rất nhanh chóng, tôi đã được dán mác "một nghệ sĩ của cách mạng".
Hiện nay, những bức tranh biếm họa của tôi được chia sẻ trên toàn thế giới. Tại Sudan, nơi tôi sinh ra, cũng như ở Yemen và Tunisia, chúng được các tổ chức cách mạng cùng những nhà hoạt động chính trị sử dụng.
Vẽ tranh là niềm đam mê của tôi. Tôi không ăn cắp những bức tranh đả kích chính trị. Và thực tế, tôi cũng khuyến khích mọi người sao chép, chia sẻ chúng. Tôi xem đó là niềm vinh dự của mình. Nhưng bên cạnh đó, việc chia sẻ những hình ảnh này sẽ không tránh khỏi nguy hiểm.
Thật không dễ dàng gì để một bức tranh biếm họa vượt qua được sự phê duyệt ở tất cả các cấp. Để hiểu được ý nghĩa đả kích ẩn trong mỗi bức tranh, nó phải trải qua quá trình tự kiểm duyệt; rồi sau đó nhân viên điều tra theo yêu cầu của chính phủ tiến hành kiểm duyệt - mà tại nhiều quốc gia, trong lĩnh vực này, thực chất đây là công việc của một số người (!).
Chính vì vậy, tôi hiểu vì sao phương Tây đang cố gắng chiến đấu để bảo vệ và duy trì quyền tự do ngôn luận tự do như nó phải được. Trong vụ tấn công vào tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo của Pháp hồi tuần trước, cũng như phần đông cộng đồng quốc tế, tôi lên án hành động của 3 tay súng trẻ tuổi đã gây ra vụ việc kinh hoàng này.
Ông Stephane Charbonnierh - Chủ biên kiêm họa sĩ của Charlie Hebdo đã thiệt mạng trong vụ tấn công tòa soạn 07/01
Tôi lên án cuộc tấn công vào các họa sĩ vẽ tranh đả kích mặc dù tôi không đồng tình với quan điểm có định kiến trên các ấn bản của tạp chí này, mà tôi thường thấy là có xu hướng gây tổn thương và phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, tôi sẽ tiếp tục ủng hộ quyền tự do ngôn luận của họ.
Tôi tin rằng lấy tôn giáo hay ý thức hệ để biện minh cho hành động của những kẻ tấn công là không thích đáng. Tôi tin rằng họ chỉ đơn giản là tìm cách gây ra một cuộc tấn công. Và nếu không tấn công Charlie Hebdo, thì những tay súng này cũng sẽ tấn công vào một mục tiêu khác.
Một trong những ấn phẩm của Charlie Hebdo với
Và dù thế nào, bằng cách này hay cách khác, thì các tín đồ Hồi giáo dường như đều mất mát. Họ không ngừng bị yêu cầu phải xin lỗi về những tội ác mà họ không làm cũng chẳng ủng hộ. Họ cũng là nạn nhân của bạo lực cực đoan.
Tuy nhiên, họ bị yêu cầu phải xin lỗi và bằng cách nào đó chuộc lỗi cho những tội ác mà họ bị ràng buộc theo tôn giáo của mình. Sau đó, họ phải đối mặt với sự giận dữ của những kẻ cực đoan tấn công họ vì đã từ chối chấp thuận các phương pháp mà những kẻ này xem như là duy nhất để bảo vệ đạo Hồi.
Tình trạng này vẫn diễn ra hàng ngày hàng giờ tại khu vực Trung Đông và có thể sẽ còn tiếp tục mãi mãi - và nó phức tạp hơn rất nhiều so với việc đả kích.
Và chúng ta, để giúp đỡ, để đóng vai trò xây dựng, hãy ngừng chỉ tay vào người khác. Chúng phải xem xét đâu là động cơ thúc đẩy những người trẻ “nhúng tay” vào bạo lực và chủ nghĩa cực đoan.
Tự do ngôn luận là một vũ khí mạnh mẽ và là thứ tôi đã chưa bao giờ có một cách trọn vẹn - nhưng đối với những người có nó, tôi mong họ hãy dừng lại việc xem thường nó.
Thay vào đó, họ nên đưa ra những câu hỏi đúng - những câu hỏi cần được hỏi - chứ không phải đưa ra những cáo buộc rằng việc kích hoạt bạo lực sẵn có bắt nguồn phương tiện truyền thông chính thống.
Công việc của họ phải tập trung vào việc truyền tải thông điệp. Họ phải làm việc hướng tới thu hẹp khoảng cách - chứ không phải mở rộng khoảng cách ấy.