Tính đến tháng 4/2014, tại Việt Nam đã có 16.300 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư khoảng 238 tỷ USD, trong đó có hơn 100 tập đoàn đa quốc gia đã có mặt tại Việt Nam.
Xây dựng nhà máy sản xuất thạch cao tấm của Công ty Knauf Việt Nam công suất 12 triệu m2/năm và khung định hình kim loại công suất 15 triệu m, tổng vốn đầu tư 30 triệu EURO của CHLB Đức tại Khu công nghiệp Đình Vũ.
Với chủ đề “Sự trỗi dậy của các thị trường mới nổi và cơ hội nào cho Việt Nam?”, Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2014 (VIF) tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 19/6 đã tạo cơ hội cho các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp gặp gỡ, thảo luận về những vấn đề kinh tế tài chính toàn cầu, cũng như triển vọng phát triển kinh tế và cơ hội đầu tư tại Việt Nam .
Theo TS Marc Faber - chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới, khi nguy cơ bong bóng tài chính tại nhiều nền kinh tế phát triển ngày càng lớn, sức hút đầu tư của các thị trường mới nổi đầy tiềm năng như Việt Nam có sức hút ngày càng tăng đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để tăng sức thu hút và giữ nguồn vốn này ở lại lâu dài cũng như đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư, Việt Nam cần đẩy mạnh tính minh bạch, cắt giảm thủ tục hành chính; đồng thời quyết liệt hơn trong xử lý nợ xấu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…
Các chuyên gia nhận định, những năm gần đây, các thị trường mới nổi đã trở thành động lực tăng trưởng mới của kinh tế toàn cầu và ngày càng chứng tỏ được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư vào các thị trường mới nổi có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao hơn, do tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo cao hơn gấp 2 - 3 lần so với các nước phát triển. Không chỉ là thị trường mới nổi, Việt Nam còn trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các dòng vốn quốc tế nhờ yếu tố kinh tế vĩ mô ổn định, tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, Việt Nam đã và đang hành động mạnh mẽ nhằm tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, không chỉ mở ra những cơ hội mới cho tất cả các nhà đầu tư, Việt Nam còn nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài hoạt động hiệu quả vì lợi ích chính đáng của các bên.
Tính đến tháng 4/2014, tại Việt Nam đã có 16.300 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư khoảng 238 tỷ USD, trong đó có hơn 100 tập đoàn đa quốc gia đã có mặt tại Việt Nam. Trong quá trình phát triển nền kinh tế, hội nhập quốc tế, Việt Nam đã mở cửa và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
Trong khuôn khổ Diễn đàn VIF năm nay, có một số hoạt động đáng chú ý thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp trong và ngoài nước như: kết nối đầu tư mang lại nhiều cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp Việt; chia sẻ chiến lược đầu tư tại thị trường Việt Nam …
Mỹ Phương