Chuyện lạ bốn phương

“Vai u thịt bắp” - niềm tự hào của những người khiêng kiệu ở Nhật Bản

Hồng Anh 21/10/2023 - 14:47

Những vết chai khổng lồ trên vai những người đàn ông Nhật Bản khiêng kiệu trong các lễ hội Thần đạo quan trọng có tên là mikoshi được xem như là những tấm huy hiệu danh dự.

Việc rước mikoshi là một vinh dự lớn đối với những người theo Thần đạo Nhật Bản. Trong khi một số người chỉ làm điều đó một lần trong đời, có những người tận tâm giúp rước mikoshi hằng năm, trong nhiều thập kỷ.

nhatban1.jpg
Rước kiệu mikoshi là một phần nghi lễ quan trọng trong các lễ hội ở Nhật Bản. (Ảnh: bom.com)

Những chiếc kiệu này như những ngôi đền di động và những thanh xà gỗ lớn đỡ chúng có thể nặng hơn một tấn nên áp lực lên vai của người khiêng là rất lớn. Vì thế, sau nhiều năm phục vụ, vai những người rước kiệu hằng năm bắt đầu phát triển những vết chai lớn được gọi là 'mikoshi dako'. Những vết chai này không hề đẹp, nhưng những người rước mikoshi mang chúng như đeo những tấm huy hiệu danh dự.

Trong Thần đạo, tôn giáo bản địa của Nhật Bản, một trong những niềm tin cốt lõi là có 8 triệu vị thần, điều này giải thích rằng mỗi nơi trên đất nước châu Á đều có những vị thần riêng. Một niềm tin khác cho rằng những vị thần này sống trong những ngôi đền thờ riêng của họ và cách duy nhất để di chuyển họ là bằng việc rước mikoshi, về cơ bản là phiên bản di động của những ngôi đền này.

Các công trình kiến trúc mô phỏng những ngôi đền được điêu khắc, sơn vẽ và trang trí cầu kỳ được đỡ bằng hai thanh xà gỗ chắc chắn mà người khiêng phải vác trên vai. Trở thành người mang mikoshi là một vinh dự lớn ở Nhật Bản nên mặc dù biết tác động của việc mang vật nặng lên cơ thể, nam giới ở mọi lứa tuổi vẫn vui vẻ tham gia vào truyền thống lâu đời này hằng năm.

Nhiệm vụ khiêng các đền mikoshi đi kèm với một số quy tắc quan trọng, từ việc mặc trang phục phù hợp - không được phép mặc quần áo hiện đại - đến phong cách lắc lư, thậm chí họ còn được yêu cầu phải uống rượu sake. Dường như không có gì lạ khi những người mang mikoshi uống rượu gạo rất sớm - vào 6 giờ sáng, bởi điều này dù khiến công việc trở nên khó khăn hơn nhưng cũng làm tê liệt cơn đau do áp lực mà các mikoshi đè lên cơ thể.

nhatban2.jpg
Những vết chai để lại trên lưng là niềm tự hào của người khiêng kiệu. (Ảnh; bom.com)

Theo thời gian, những vết chai sạn phát triển trên vai của những người mang mikoshi có kinh nghiệm trở nên lớn đến mức chúng có thể làm giảm áp lực và cảm giác đau đớn khi khiên các mikoshi. Thay vì che giấu những dị tật về thể chất này, họ khoe chúng một cách đầy tự hào vì chúng được coi là biểu tượng của sự cống hiến cho vị thần mà họ mang trên vai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Vai u thịt bắp” - niềm tự hào của những người khiêng kiệu ở Nhật Bản