“Ứng phó bạo lực đối với lao động nữ di cư dành cho cán bộ ngoại giao”

Bạch Dương| 01/10/2019 17:12
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Đó là chủ đề của hội thảo tập huấn do Bộ Ngoại giao phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức trong hai ngày 2-3/10, tại Hà Nội.

Sáng kiến tiêu điểm của Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc nhằm xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hội thảo sẽ giới thiệu các khái niệm về giới, bạo lực giới, vấn đề di cư, công tác phòng, chống mua bán người tại Việt Nam và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài cũng như kỹ năng ứng phó bạo lực đối với lao động nữ di cư.

“Ứng phó bạo lực đối với lao động nữ di cư dành cho cán bộ ngoại giao”

Phụ nữ và trẻ em tị nạn, nhập cư luôn phải đối mặt với tình trạng bạo lực và lạm dụng, bao gồm cả bạo lực tình dục. Ảnh minh họa: Express

Mục đích của Hội thảo nhằm nâng cao năng lực của cán bộ ngoại giao trong công tác bảo hộ công dân, đặc biệt là vấn đề hỗ trợ đối với lao động nữ di cư Việt Nam là nạn nhân của bạo lực. Điều này sẽ giúp đảm bảo quyền lợi, sự an toàn và nhân phẩm của người lao động di cư nói chung, lao động nữ di cư nói riêng, góp phần thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn và quản lý hiệu quả di cư quốc tế của Việt Nam.  

Theo nguồn tin từ Vụ Thông tin báo chí - Bộ Ngoại giao, tham dự hội thảo có hơn 100 cán bộ ngoại giao, phần lớn là những người sẽ công tác tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới.

Chương trình “An toàn và Bình đẳng: Hiện thực hóa quyền và nghĩa vụ của lao động nữ di cư tại khu vực ASEAN” là một phần của Sáng kiến tiêu điểm nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, sáng kiến toàn cầu được Liên minh châu Âu (EU) và Liên hợp quốc thực hiện trong nhiều năm.

Chương trình An toàn và Bình đẳng được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa ILO và UN Women (phối hợp cùng UNODC) nhằm mục tiêu đảm bảo di cư lao động an toàn và bình đẳng cho tất cả mọi phụ nữ trong khu vực ASEAN. Thời gian thực hiện chương trình là 5 năm từ năm 2018 đến năm 2022. Thông tin chi tiết tại: https://spotlightinitiative.org/asia

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Ứng phó bạo lực đối với lao động nữ di cư dành cho cán bộ ngoại giao”