Truyền thụ kiến thức một chiều “thầy giảng, trò chép” ít khơi dậy cá tính, sự sáng tạo của học sinh...

Đặng Hà| 10/01/2020 18:44
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học trong trường phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho người học là giúp học sinh được tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập, tự tìm hiểu.

Cụ thể, theo chia sẻ của như Nguyễn Thị Thu Anh - Hiệu trưởng THCS - THPT Nguyễn Tất Thành đánh giá việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho người học là cơ hội cho các nhà trường và giáo viên được chủ động và thỏa sức sáng tạo trong công việc chuyên môn.

Ở trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành giáo viên được xây dựng chương trình nhà trường, chương trình môn học thành các chủ đề dạy học. Từ mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho người học, giáo viên sẽ tinh gọn và tổ chức lại các nội dung dạy học theo hướng liên thông, phối hợp liên môn.

Giáo viên cũng được linh hoạt, sáng tạo áp dụng các phương thức, hình thức dạy học và hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự tham gia của học sinh vào quá trình học, tăng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.

Truyền thụ kiến thức một chiều “thầy giảng, trò chép” ít khơi dậy cá tính, sự sáng tạo của học sinh...

Hiệu trưởng trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành.

“Để dạy nội dung là quần áo trong môn Công nghệ lớp 6, giáo viên của chúng tôi đã đưa học sinh đến trường nghề để trực tiếp tìm hiểu các bước thực hiện, các yêu cầu trong việc là quần áo. Bài kiểm tra là các em sẽ là quần áo cho bố mẹ mình và quay clip ghi lại quá trình thực hiện đó. Xem clip sản phẩm học sinh gửi về, chúng tôi không chỉ thấy niềm vui ở các em mà thấy cả niềm hạnh phúc của bố mẹ học trò” - Hiệu trưởng trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành chia sẻ.

Việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, theo cô Nguyễn Thị Thu Anh, đã giúp cán bộ, giáo viên trong trường/tổ chuyên môn gắn kết hơn khi cùng nhau xây dựng, chia sẻ và thực hiện kế hoạch giáo dục. Các thầy cô cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Ngoài ra, đây còn là cơ hội để giáo viên được học hỏi, giao lưu kinh nghiệm với đồng nghiệp trường khác ở trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, sự đổi mới làm học sinh thấy hạnh phúc khi được phát triển năng lực phẩm chất theo đúng khuynh hướng của bản thân, thấy mình có giá trị. Ví dụ, một học sinh có thể không thích môn Ngữ văn nhưng trong tiết học em vẫn hứng thú vì có cơ hội phát huy năng khiếu, sở thích vẽ của bản thân, khi giúp giáo viên minh họa lại chân dung nhân vật trong tác phẩm văn học.

Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) Nguyễn Thị Nhiếp cũng đồng tình rằng, ưu điểm lớn nhất của đổi mới phương pháp và hình thức dạy học trong trường phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho người học là giúp học sinh được tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập, tự tìm hiểu, khai thác kiến thức, từ đó hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực.

Truyền thụ kiến thức một chiều “thầy giảng, trò chép” ít khơi dậy cá tính, sự sáng tạo của học sinh...

 TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học- Bộ GD-ĐT.

“Đối với giáo viên, công cuộc này giúp họ được rèn luyện nâng cao năng lực nghề nghiệp, khẳng định năng lực của bản thân; các nhà trường được đổi mới tạo không khí làm việc năng động, sáng tạo; ban giám hiệu được nâng cao năng lực tư duy về xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, có khả năng đánh giá chính xác hơn chất lượng đội ngũ để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực” - Cô Nguyễn Thị Nhiếp nói.

Còn theo TS Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học - Bộ GD-ĐT những năm trước, phương pháp và hình thức dạy học trong nhà trường phổ thông còn nặng về lý thuyết, ít thực hành thực nghiệm; việc dạy học theo lối truyền thụ kiến thức một chiều “thầy giảng, trò chép” phần nào mang tính áp đặt, ít khơi dậy cá tính, sự sáng tạo và khả năng tự học của học sinh...

Công tác kiểm tra đánh giá còn nặng về đánh giá định kỳ và đánh giá sự ghi nhớ kiến thức của học sinh. Việc đánh giá quá trình và đánh giá học sinh vận dụng kiến thức học được vào giải quyết vấn đề của thực tế cuộc sống chưa được quan tâm đúng mức.

Hiện nay, nhiều mô hình giáo dục tích cực như Trường học mới, Dạy học Mỹ thuật theo phương pháp của Đan Mạch, Dạy học gắn với sản xuất - kinh doanh - dịch vụ và bảo vệ môi trường tại địa phương… cũng được Bộ GD-ĐT cho thí điểm triển khai. Song song với đó, Bộ tăng cường chỉ đạo hướng dẫn dạy học vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua “Dạy học dựa trên dự án”, tổ chức các “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo”.
 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Truyền thụ kiến thức một chiều “thầy giảng, trò chép” ít khơi dậy cá tính, sự sáng tạo của học sinh...