Trong Metaverse "cơn sốt" đất vàng quảng cáo chỉ là ảo?

Xuân Lan| 30/12/2021 10:26
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Cơn sốt đất kĩ thuật số bắt đầu khi sau khi Facebook đổi tên công ty thành Meta. Các nhà đầu tư bỏ ra hàng triệu USD để mua những lô đất ảo, với suy nghĩ rằng nếu nhiều người đổ tiền vào metaverse để kiếm lợi nhuận khủng. Tuy nhiên nhiều chuyên gia đánh giá đây chỉ là giá trị ảo và người mua nên hết sức cẩn trọng.

Sau khi Facebook đổi tên công ty thành Meta, cơn sốt đất kĩ thuật số bắt đầu nở rộ. Các bài báo quảng bá về sự "bùng nổ đất kĩ thuật số" xuất hiện khắp mọi nơi, từ Business Insider đến New York Times. Việc 116 lô đất ảo trong Decentraland được bán với giá 2,4 triệu USD là một sự kiện lớn.

Các nền tảng như Decentraland sử dụng các token dựa trên NFT để bán các lô đất ảo. Dan Olson, chủ kênh YouTube Folding Ideas chuyên giải thích các trào lưu mạng cho rằng việc này tương đương mua token để được quyền xây dựng trong thế giới ảo.

Một thông cáo báo chí từ Tokens.com – công ty sở hữu 50% cổ phần của tập đoàn Metaverse cho biết công ty này đã khởi công một toà tháp tại Decentraland. New York Times cũng đã đưa tin về việc tòa tháp trên đang được “xây dựng” trên các lô đất thuộc Metaverse Group.

hoe2.jpg
Nền tảng Decentraland được khẳng định là “bất động sản tương lai” đang tràn ngập lỗi phần mềm, các máy chủ trống và nguy cơ lừa đảo.

Decentraland quảng cáo rằng việc sử dụng NFT khiến đất đai trong trò chơi trở nên khan hiếm và có giá trị. Bạn có thể mua một lô đất và bán lại khi giá trị đất tăng, hoặc cho các thương hiệu có nhu cầu quảng cáo hay tổ chức sự kiện thuê đất. Ngoài ra, bạn có thể mở cửa hàng và bán các tài sản kỹ thuật số cho người dùng.

Nói cách khác, các nhà phát triển vẽ ra viễn cảnh mua “bất động sản” trên các nền tảng này giống như mua bất động sản ở ngoài đời thực, nhưng sự thật không phải vậy.

Thực chất Decentraland là một dạng game nhập vai. Bạn điều khiển nhân vật 3D của mình bằng chuột và bàn phím và khám phá một thế giới ảo. Sự mới lạ duy nhất Decentraland mang lại là việc sử dụng NFT và tiền mã hoá.

Mặc dù webgame (trò chơi trên trình duyệt) này đã bắt đầu bán các lô đất ảo từ năm 2017, Decentraland chỉ mới mở cửa từ tháng 2/2020. Khu vực sảnh ban đầu nơi người dùng ghé thăm thường chỉ có khoảng vài chục người chơi. Phần còn lại của bản đồ hầu như trống rỗng.

Một đia điểm có tên “Quận thời trang” chiếm một phần đất lớn ở Decentraland. Mặc dù quảng cáo của các thương hiệu lớn như Chanel, Dolce & Gabbana và Tommy Hilfiger xuất hiện trên các tòa nhà, không có cửa hàng nào ở khu vực này.

Không có gì để người dùng nhấp vào hoặc mua bán. Không rõ liệu các thương hiệu này có chấp thuận hoặc biết việc logo của họ đang được sử dụng hay không. 166 lô đất vừa được bán với giá gần 2,5 triệu USD hoàn toàn trống trơn.

Một trong những điểm mấu chốt để quảng bá của Decentraland là việc người dùng có thể "mua đất" trong trò chơi, nhưng quy trình này rất phức tạp.

Người dùng không thể mua đất trực tiếp bằng USD hay bằng Ethereum. Thay vào đó, Decentraland có hệ thống tiền mã hoá của riêng mình mang tên “Mana”, hoạt động trên một sidechain (chuỗi phụ) của Ethereum.

Về cơ bản, hệ thống sidechain cho phép các dự án tải mã dữ liệu sang một blockchain riêng có nhiều tính năng và thường có phí giao dịch thấp hơn so với chuỗi chính. Điều này có nghĩa là mặc dù Decentraland dựa trên Ethereum, giá của Mana có thể biến động hơn nhiều so với Ether.

Hiện tại, những mảnh đất rẻ nhất ở Decentraland thường được bán với giá khoảng 4.000 Mana, tương đương với 15.000 USD. Bởi vì đất là một token không thể thay thế, khi người dùng mua đất, họ sẽ sở hữu tài sản đó cho đến khi ai đó muốn mua lại.

Tuy nhiên, Mana là token có thể thay thế được, có nghĩa là nếu một người dùng đang nắm giữ lượng lớn Mana, họ có thể bán những token đó cho bất kỳ ai cần mua, bao gồm những người dùng mới muốn mua đất.

Vì đất rất đắt và thị trường tiêu thụ Mana quá nhỏ, không cần tốn nhiều công sức để thay đổi giá của cả hai. “Một thông tin trên báo chí khó có thể thay đổi giá của Ether, nhưng giá Mana và đất thì có", Olson giải thích.

Vào thời điểm đó, từ các trang web dành cho người quan tâm đến tiền mã hoá như CoinDesk tới các trang tin lớn như CNBC đều báo cáo về việc giá Mana tăng và giải thích đó là một sự quan tâm tích cực đến “metaverse”.

hoe.jpg
Biểu đồ thay đổi giá Mana theo thời gian. Ảnh: CoinMarketCap

Vài tuần sau, vào hôm 22/11, 166 lô đất ở “Quận thời trang” của Decentraland được đề cập ở trên đã được bán với giá 618.000 Mana. Ngày hôm sau, Tokens.com đã đưa ra một thông cáo báo chí công bố “phi vụ mua đất lớn nhất trong lịch sử metaverse.” Giá Mana lúc bấy giờ là khoảng 4,1 USD.

Chỉ 2 ngày sau, giá Mana tăng hơn 41%, chạm đỉnh 5,79 USD. Đơn vị tiền tệ được sử dụng để mua đất ở Decentraland đã tăng gấp 5 lần trong khoảng một tháng.

Mặc dù việc giá Mana bị đẩy lên cao chưa chắc đã là một âm mưu bất chính, nhưng sự gia tăng của các kế hoạch pump-and-dump tiền mã hoá là một lời cảnh tỉnh cho các nhà đầu tư.

Vào ngày Mana chạm đỉnh, khối lượng giao dịch của token này đã đạt hơn 11,4 tỷ USD, cao hơn rất nhiều con số 2,4 triệu USD được chi cho một lần bán đất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trong Metaverse "cơn sốt" đất vàng quảng cáo chỉ là ảo?