Trải lòng của bác sĩ trực mùng 1 tết

NGÔ CHUYÊN| 12/02/2021 21:48
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

14 năm ra trường thì có đến 7 năm trực vào đúng mùng 1 tết, thế nhưng anh vẫn vui vẻ, xem đó là chuyện rất bình thường, một công việc hằng ngày anh vẫn làm.

Luôn đón nhận mọi nhiệm vụ

7 giờ sáng mùng 1 tết, khi mọi người đang quây quần bên gia đình, bác sĩ Nguyễn Đình Liên – Phụ trách Khoa Phẫu thuật Thận Tiết niệu và Nam học Bệnh viện E, giảng viên Trường ĐH Y Hà Nội lại giắt con xe máy của mình ra đi đến bệnh viện tiếp nhận ca trực.

Ngay khi đến bệnh viện anh cố gắng hoàn thành mọi tác phong chuẩn bị thật nhanh như: sát khuẩn, thay khẩu trang và khoác lên mình chiếc áo blouse trắng và đến quầy nhận bàn giao ca, nghe đồng nghiệp ca trước thông tin lại về tình hình của các bệnh nhân hiện tại.

a71a6195.jpg
Ngay sau khi tiếp nhận ca trực bác sĩ Liên trao đổi với đồng nghiệp kíp trực của mình. Ảnh Ngô Chuyên.

Không chần chừ, ngay sau khi nhận ca anh đi kiểm tra, xem xét tình hình các bệnh nhân cấp cứu và sắp xếp lịch phẫu thuật. Rồi tiếp đến, anh đi đến các buồn bệnh thăm khám, hỏi hạn động viên những bệnh nhân không may phải đón tết tại bệnh viện.

Đến gần trưa, khi mọi việc đã ổn anh tranh thủ gọi điện cho vợ con, người thân và đồng nghiệp để chúc tết. Anh tâm sự: “Từ khi vào Trường ĐH Y học cho đến khi đi làm việc trực trong ngày tết đối với mình là chuyện rất bình thường, quan điểm của mình đó là công việc hàng ngày. Và tâm thế luôn sẵn sàng làm những điều tốt nhất cho bệnh nhân”.

a71a6214.jpg
Anh đến các buồng cấp cứu để kiểm tra tình hình các bệnh nhân nhập viên cấp cứu. Ảnh Ngô Chuyên.

Khi hỏi anh có chạnh lòng vì khi giờ này phải xa vợ con, người thân để thực hiện nhiệm vụ không? Anh cười hiền nói: “Nếu nói không chạnh lòng thì là nói dối. Thế nhưng khi người ta đã chấp nhận làm nghề y rồi điều đầu tiên người ta phải chấp nhận là hi sinh những niềm vui riêng. Tâm thế đón nhận nó và vui vẻ với công việc của mình. Mình phải làm sao để khi các bạn đồng nghiệp trẻ hơn mình - người kế cận mình được tiếp lửa, được tạo động lực và họ biết hi sinh những thời điểm quan trọng, những khoảnh khắc quan trọng vì công việc.

“Nghề nào cũng vậy, nếu bạn muốn giỏi thì bạn phải hi sinh, dấn thân vào công việc thì mọi đón nhận nó vui vẻ hơn rất nhiều”, bác sĩ Liên nói.

Bác sĩ Liên tâm sự, những ngày trực tết như thế này làm mình nhớ về thời sinh viên: “Ngày đó khi trực tết đối với sinh viên nó là một cái gì đó rất căng thẳng. Lịch trực tết của chúng mình là bốc thăm, những bạn ở Hà Nội thì đương nhiên sẽ trực những ngày tết, còn những bạn gần Hà Nội thì bốc thăm và những người ở xa như Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình .... mỗi năm được về một đến hai lần quê thì sẽ được ưu tiên về ăn tết cùng gia đình. Khi bốc thăm ai cũng hồi hộp, những ai bốc thăm mà rơi và đúng ngày 1, 30, mùng 2 thì rất là buồn vì tâm lý ai cũng muốn đón giao thừa với gia đình.

a71a6164.jpg
Biết bệnh nhân phải đón tết ở bệnh viện anh rất đồng cảm và cố gắng đến từng buồng để động viên. Ảnh Ngô Chuyên.

“Nhưng mà sinh viên trường y có đặc điểm là người ta sinh hoạt theo nhóm 6 năm nên rất gắn bó và san sẻ với nhau. Nhiều bạn nhà ở Hà Nội thấy bạn mình ở xa phải trực những ngày như thế, các bạn đã tự nguyện đổi trực cho luôn, hoặc trực hộ luôn chúng tôi rất cảm động vô cùng”, anh Liên nói. .

Mình nhớ, năm 2004, mình trực đúng ngày 30 và mùng 1, có một bạn trong nhóm đã động viên mình bảo: “Ông trực 28 rồi về quê đi còn ngày 30, mùng 01 thì không phải lo đâu, tôi sẽ trực hộ cho. Năm đó, trực ở Bệnh viện Nhi Trung ương lạnh lắm. Trực rất là vất vả, sinh viên đi trực không có chỗ nghỉ ngơi phải ngủ tạm ở phòng giao ban”.

“Vất vả vậy, nhưng khi chứng kiến những ca bệnh nhi nặng được các bác sĩ cứu sống chúng minh vui và cảm giác lạnh, nhớ nhà nó vơi đi rất nhiều”, bác anh Liên kể.

a71a6091.jpg

“Nghề nào cũng vậy, nếu bạn muốn giỏi thì bạn phải hi sinh, dấn thân vào công việc thì mọi đón nhận nó vui vẻ hơn rất nhiều”, bác sĩ Liên chia sẻ. Ảnh Ngô Chuyên.

Anh Liên nói thêm, đối với mình những năm tháng trực sinh viên là kỷ niệm đẹp trong đời. Minh nhớ, cũng năm 2004, khi các chị điều dưỡng ở Bệnh viên Nhi Trung ương thấy sinh viên trực tết vất quá nên đã chia bánh kẹo của mình cho sinh viên ăn. Hay khi trực ở Bệnh viện Bạch Mai, các thầy ở Khoa ngoại của Bệnh viện Bạch Mai thường các thầy mang cơm nhà đi, còn phần cơm ở bệnh viên của các thầy nhường cho sinh viên lúc đó vừa đói, vừa lạnh, vừa xa nhà, nhận được những điều bình dị đó rất là vui.

Nói về điều ước cho năm mới, vị bác sĩ bình dị nói: “Tôi mong rằng cái tết năm nay tỉ lệ số người tai nạn giao thông sẽ giảm, ít những ca bệnh lý nặng để anh em trực nhàn hơn một xíu”.

Cũng theo anh Liên, một tín hiệu đáng mừng là năm nay lượng bệnh nhân bị tai nạn giao thông giảm hẳn bởi do chính sách của nước mình làm tốt, ý thức giãn cách xã hội cũng như người dân tuân thủ luật pháp tốt hơn.

Làm tốt nhất mọi điều cho bệnh nhân

Cũng trong sáng nay, sau khi giao ca anh và các đồng nghiệp nhận được điện thoại từ Bệnh viện Việt Đức mong được hỗ trợ. Được biết, trong sáng nay phòng mổ ở Bệnh viện Việt Đức đã quái tải, không còn trống phải chuyển bệnh nhân sang bệnh viện khác nhờ hỗ trợ. Ngay sau khi nhận được tin, anh cùng đội kíp trực của mình tiến hành chuẩn bị phòng mổ, sẵn sàng đón bệnh nhân từ Bệnh viện Việt Đức chuyển sang.

a71a6227.jpg
Thời gian nghỉ giải lao hiếm hoi anh dùng để gọi điện cho vợ con và chúc tết người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Ảnh Ngô Chuyên.

Anh nói: “Ngay sau khi ca cấp cứu từ Bệnh viện Việt Đức chuyển sang chúng tôi đã tiến hành ưu tiên để mổ. Bệnh nhân đó bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não rất nặng phải mổ cấp cứu, mọi thủ tục được hoành thành trong vòng 30 phút để bệnh nhân được vào phòng mổ”.

Không chỉ hỗ trợ các bệnh viện bạn trong ngày này, mà trong kíp trực của Bệnh viện E vẫn luôn sẵn sàng phương án nếu nhân lực không đủ huy động người trực dự trữ. Hoặc có những ca bệnh khó, bệnh năng bệnh viện cũng sẵn sàng huy động những chuyên gia, nhà tham vấn, để hỗ trợ y bác sỹ chuyên môn cho kíp trực tốt nhất.

“Chúng tôi cũng lên phương án sẽ cho xe đến tận nơi đón các chuyên gia, bác sĩ đang nghỉ khi có trường hợp đặc biệt”, bác sĩ Liên nói.

Cuối tháng 11 năm 2020, ngoài công việc chuyên môn ở Bệnh viện đại học Y Hà Nội và Trường ĐH Y Hà Nội anh còn được giao thêm trọng trách Phụ trách Khoa Phẫu thuật Thận Tiết niệu và Nam học Bệnh viện E. Dường như công việc tăng lên gấp đôi, thế nhưng anh vẫn miệt mài, bất kỳ lúc nào bệnh nhân cần anh luôn có mặt.

Dấu ấn đặc biệt nhất trong năm 2020 của anh và các đồng nghiệp Khoa Phẫu thuật Thận Tiết niệu và Nam học Bệnh viện E là năm nay những bệnh nhân nặng được điều trị của khoa cuối năm đã bình phục được về với gia đình ăn tết với gia đình. "Đó là điều chúng tôi mừng và các đồng nghiệp mừng nhất", anh Liên chia sẻ.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trải lòng của bác sĩ trực mùng 1 tết