Mới đây, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh đề nghị các giáo viên không kiểm tra đầu giờ. Nhà trường có thể thay bằng các hình thức nhẹ nhàng sinh động khác để bắt đầu tiết học nhẹ nhàng, hứng thú.
Theo chương trình GDPT mới 2018: Học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực, phẩm chất (qua hoạt động học và vận dụng kiến thức).
Thực hiện PPDH tích cực: tích cực hóa hoạt động học tập; chú trọng tổ chức hoạt động học nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh; thực hiện phương châm “Học qua làm”.
Chính vì vậy, hình thức 'kiểm tra miệng' bất chợt đầu giờ nhiều trường đã thấy không còn phù hợp. Mới đây, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh đã đưa ra điều chỉnh về vấn đề này.
Cụ thể, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh đề nghị các giáo viên không kiểm tra đầu giờ. Nhà trường có thể thay bằng các hình thức nhẹ nhàng sinh động khác để bắt đầu tiết học nhẹ nhàng, hứng thú.
Theo Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh, hình thức kiểm tra đầu giờ bất chợt khiến các em sợ sệt, áp lực. Các giáo viên có thể đánh giá thường xuyên được thực hiện qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập.
Sau khi Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh yêu cầu giáo viên không trả bài đầu giờ theo kiểu học thuộc lòng, nhiều ý kiến trái chiều xôn xao trong dư luận.
Cô Trần Hương Trang, giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Tp Hồ Chí Minh, cho biết: "Hình thức kiểm tra nào thì mục tiêu hàng đầu của giáo dục đổi mới là tạo môi trường học tập sáng tạo, kích thích phát triển trí não, kỹ năng và giúp các em phát huy tối đa khả năng của mình để từ đó phát triển toàn diện, có năng lực và phẩm chất riêng trong xã hội.
Hình thức, chất lượng giảng dạy góp phần quan trọng để xây dựng trường học hạnh phúc, học sinh đến trường vui vẻ, tự tin. Chính vì vậy, để giúp học sinh ôn tập, ghi nhớ kiến thức và giáo viên kiểm tra bài thì có rất nhiều hình thức khác nhau. Có thể áp dụng linh hoạt miễn là tạo hứng thú cho các em với kiến thức là được."