TP.HCM: Thành lập Trung tâm quản lý giao thông công cộng

Chí Tâm| 26/01/2018 23:03
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trung tâm quản lý giao thông công cộng sẽ đảm nhận công tác quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống xe buýt, xe buýt nhanh BRT, xe taxi, buýt đường thủy...

Ngày 26/1, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM tổ chức lễ công bố quyết định tổ chức lại Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng, đổi tên đơn vị này thành Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố.

Ông Bùi Xuân Cường - Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, quy hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, ngoài hệ thống xe buýt, taxi, TP.HCM sẽ có 8 tuyến tàu điện ngầm (metro), 3 tuyến xe điện mặt đất và 6 tuyến xe buýt nhanh. Bên cạnh đó là mạng lưới nhà ga, trạm dừng, hệ thống vé, hệ thống điều hành và giao thông thông minh...

Do đó, việc hình thành một mô hình quản lý điều hành thống nhất và đồng bộ là hết sức cần thiết để quản lý ngay từ khâu quy hoạch cho đến các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành. Đó là mục đích ra đời Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM. Đơn vị này trực thuộc Sở GTVT TP.

TP.HCM: Thành lập Trung tâm quản lý giao thông công cộng

TP.HCM thành lập trung tâm quản lý giao thông công cộng

Trung tâm được giao một số nhiệm vụ quan trọng như: Xây dựng kế hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng tại TP.HCM và các tỉnh liền kề; tham mưu chính sách về vốn, giá vé, mức trợ giá giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng; quản lý, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu thuộc hệ thống giao thông công cộng.

Tiếp nhận, kiểm tra và thanh quyết toán tiền trợ giá cho các doanh nghiệp vận tải; cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải hành khách đường bộ…

Trong giai đoạn trước mắt (từ nay đến năm 2022), hệ thống giao thông công cộng thành phố tiếp tục phát triển và bắt đầu tiếp nhận các mô hình dịch vụ mới (xe buýt nhanh, tuyến metro số 1), Trung tâm quản lý giao thông công cộng sẽ đảm nhận công tác quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống xe buýt, xe buýt nhanh, xe taxi, buýt đường thủy…

Giai đoạn từ năm 2023, khi hệ thống hạ tầng giao thông của thành phố cơ bản hoàn thiện theo quy hoạch, giao thông công cộng đảm nhận từ 20% - 30% nhu cầu đi lại của người dân, Trung tâm quản lý giao thông công cộng sẽ được nâng cấp và trực thuộc UBND TP.HCM để thống nhất đầu mối quản lý giao thông.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
TP.HCM: Thành lập Trung tâm quản lý giao thông công cộng