Phát biểu trong cuộc họp với các thành viên chính phủ Liên bang Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Nga có những lợi thế cạnh tranh nhất định so với các quốc gia khác trong lĩnh vực khai thác tiền điện tử.
“Tất nhiên, mặc dù chúng ta cũng có những lợi thế cạnh tranh nhất định ở đây, đặc biệt là trong lĩnh vực mining (khai thác), nghĩa là có nguồn điện dư thừa và nguồn nhân lực được đào tạo bài bản”, Sputnik dẫn lời người đứng đầu Điện Kremlin.
Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga đã công bố báo cáo đề xuất cấm khai thác tiền điện tử ở Nga, cấm sử dụng cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính Nga cho bất kỳ hoạt động nào với tiền điện tử, cũng như cấm các tổ chức tài chính đầu tư vào tiền điện tử và các công cụ liên quan. Theo dữ liệu của cơ quan hai điều tiết, Liên bang Nga chiếm hơn 11% tiềm năng tính toán của thế giới được sử dụng để kthác bitcoin.
Liên quan đến vấn đề tiền điện tử, theo Bloomberg, công ty The Diem Association, nhà phát triển tiền điện tử của Facebook, đang cân nhắc về việc bán tài sản trí tuệ để trả lại tiền cho các nhà đầu tư. Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ (FRS) và cơ quan quản lý của các quốc gia khác buộc Mark Zuckerberg phải từ bỏ việc thực hiện dự án đầy tham vọng của mình.
Theo các nguồn tin của Bloomberg, The Diem Association đang đàm phán với các chủ ngân hàng đầu tư về cách tốt nhất để bán tài sản trí tuệ. Hiện chưa biết tài sản của công ty có thể được định giá là bao nhiêu. Cuộc thảo luận đang ở giai đoạn đầu.
Các nguồn tin của Bloomberg cho biết, không chắc The Diem Association có thể tìm được người mua. Theo họ, Meta (trước đây là Facebook) hiện sở hữu khoảng một phần ba cổ phần của Diem.
Năm 2019, người đứng đầu Meta đã thông báo về việc ra mắt stablecoin (tiền điện tử gắn liền với tài sản thực, tức là gắn với tiền hoặc cổ phiếu chứng khoán) được gọi là Libra. Các nhà sáng lập tuyên bố sản phẩm của họ sẽ cách mạng hóa các dịch vụ tài chính toàn cầu và có đối tác là hàng chục công ty nổi tiếng thế giới như Visa, Mastercard, Uber, Coinbase và Spotify
Sau khi Zuckerberg được triệu tập vào Quốc hội Hoa Kỳ, một số đối tác đã từ bỏ dự án, nên dự án đổi tên thành Diem. Tháng 5 /2021, nhà phát triển tuyên bố đồng ý tung ra một loại tiền điện tử với công ty mẹ của ngân hàng Silvergate Capital Corporation. Tuy nhiên, FED phản đối điều này, nên dự án cuối cùng đã “lắng xuống”. Sau đó, Hội đồng Quản lý Mỹ, Nhóm Công tác Thị trường Tài chính (PWG) của Tổng thống Mỹ đã giải thích lý do khiến họ không hài lòng với sản phẩm này.
Theo họ, stablecoin chỉ có thể được phát hành bởi các ngân hàng được quản lý nếu tiền điện tử này được sử dụng làm phương tiện thanh toán. Trong trường hợp toàn bộ mạng lưới người dùng của công ty công nghệ khổng lồ như Meta bắt đầu giao dịch bằng loại tiền tệ như vậy, "tập đoàn sẽ thu tóm quá nhiều quyền lực kinh tế vào tay mình" – nhóm làm việc cho biết trong báo cáo.
Không chỉ các nhà quản lý của Mỹ quan tâm đến stablecoin. Tháng 9/2021, nhóm các nhà hoạt động đầu tư Mỹ đã gửi thư đến ông Gary Gensler - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) kêu gọi tăng kiểm soát nhiều hơn đối với stablecoin. Sau đó, PWG thông báo sẽ ban hành hướng dẫn về việc điều tiết lưu thông loại tài sản này trong nước. Ngoài ra, hồi tháng 10/2021, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã gọi sự tăng trưởng vốn hóa của thị trường stablecoin là nguy cơ đe dọa đối với hệ thống tài chính toàn cầu. Vào thời điểm đó, tổng giá trị tất cả stablecoin đạt tới 120 tỷ USD.