Hiện nay, dù chưa có điều tra cơ bản khả tín rằng cần bao nhiêu tiền thu nhập một tháng để có mức sống tối thiểu trong khi lương tối thiểu lại được bàn định rất cụ thể.

Cứ theo quy trình, Hội đồng Tiền lương quốc gia lại họp và đã được dự báo sẽ thất bại vì không có tiếng nói chung. Vấn đền nan giải là ở chỗ lương tối thiểu phải tăng bao nhiêu phần trăm để bảo đảm cho người lao động được sống với mức tối thiểu? Một câu hỏi mà hàng chục triệu lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn ngóng đợi trả lời.

Vấn đề nan giải là ở chỗ lương tối thiểu phải tăng bao nhiêu phần trăm để bảo đảm cho người lao động được sống với mức tối thiểu? Một câu hỏi mà hàng chục triệu lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn ngóng đợi trả lời.

Phiên họp bế mạc vì vẫn bất đồng quan điểm. Báo chí thông tin có đại diện giới chủ cho rằng mức lương tối thiểu mà Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đưa ra là… mức sống của tầng lớp trung lưu chứ không phải của đại đa số người lao động.

Thì ra, với 4,2 triệu đồng mỗi tháng (lương tối thiểu vùng 1), một người lao động tại TP HCM có thể nuôi sống bản thân nếu biết tằn tiện. Dễ dàng để biết rằng công nhân không thể tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng nào sau giờ làm việc. Vậy nhưng đại diện giới chủ vẫn cho là cuộc sống của công nhân là tốt rồi.

Bộ luật Lao động năm 2012 có Điều 91 quy định mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường để bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Hội nghị Trung ương 5 khóa XI đã yêu cầu phải điều chỉnh mức lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp nhanh hơn để đến năm 2015 đạt mức nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.

Nhưng đã 5 năm rồi mục tiêu đặt ra vẫn chưa đạt được. Bởi mục tiêu này chỉ đạt vào năm 2018 nếu lương tối thiểu tăng 13,3% như đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Tuy nhiên, tại phiên họp sáng 28/7, đại diện tổ chức Công đoàn đã chấp nhận giảm mức đề xuất tăng lương tối thiểu năm 2018 chỉ còn 8%. Và trong trường hợp phương án này được chấp thuận thì vẫn còn “nợ” người lao động hơn 5% tiền lương để đạt đến mức sống tối thiểu như Nghị quyết của Đảng đề ra.

Cuộc tranh cãi về tỷ lệ tăng lương tố thiểu 2018 vẫn chưa có kết quả cuối cùng bởi người ta sẽ tiếp tục “mặc cả” về giới hạn cuối cùng của cuộc sống khó khăn của mấy chục triệu người lao động. Vật giá leo thang hàng ngày hàng giờ. Hôm qua cái này là “tối thiểu” nhưng hôm nay đã khác rất nhiều. Nhiều người nói rằng giá cả cái gì cũng tăng chỉ có lương là... vẫn như cũ. Vậy “tối thiểu” là gì để mặc cả gay gắt? Điều này, có lẽ ông Chủ tịch Hội đồng phải quyết theo quyền hạn và trách nhiệm, đừng đùn ngược lên Chính phủ!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tối thiểu?