Loài cua Dừa không chỉ đơn giản là loài cua đất lớn nhất mà còn là loài động vật chân đốt lớn nhất thế giới.
Một con cua Dừa dài tới 1m (3 feet), trọng lượng lên tới 4,1kg được mệnh danh là loài cua cạn lớn nhất. Không những thế, chúng còn là loài động vật chân đốt lớn nhất thế giới. Các loài chân đốt bao gồm các loại côn trùng, nhện và động vật giáp xác sống trên cạn. Tuy vậy, loài cua Nhện Nhật Bản lại là loài cua nước lớn nhất thế giới với chiều dài khoảng 3,5m.
Một con cua Dừa dài tới 1m (3 feet), nặng tới 4,1kg
Những con cua Dừa thường sống trên những hòn đảo nhiệt đới ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Chúng sống trong các hang ngầm được lót bằng sơ dừa. Cuộc sống của chúng hầu hết trên cạn chỉ khi đẻ trứng chúng mới xuống nước.
Chúng thường sống trong hang lót bằng sơ dừa
Chúng có chế độ ăn uống hết sức đa dạng, bao gồm trái cây và thịt động vật, bao gồm cả các loài cua nhỏ hơn. Món ăn ưa thích của chúng trên những hòn đảo nhiệt đới là những trái dừa. Chúng dùng đôi càng vừa to vừa cứng của mình, bổ cho tới khi quả dừa bị vỡ ra và ăn cùi dừa bên trong.
Chúng dùng càng bổ vỡ quả dừa và ăn cùi dừa bên trong
Trước đây, loài cua Dừa bị con người săn bắt, tuy nhiên vài năm gần đây, chúng trở thành món ăn của những con chuột trên quần đảo Chagos.
Heather Koldewey thành viên Hội Động vật học London ở Anh giải thích, do thảm thực vật trên quần đảo này rất ít nên những con chuột phải dùng những con cua Dừa chết làm thức ăn.
Tuy nhiên, cũng có giả thiết đặt ra khi những nhà nghiên cứu chụp được bức ảnh một con cua Dừa đang “làm thịt” một con chuột. Câu hỏi lại được đặt ra liệu chuột có phải món ăn của loài cua này?
Koldewey và một con cua Dừa trong cuộc khảo sát đầu tiên về quần thể loài cua này
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế hiện nay chưa có đầy đủ dữ liệu về loài cua này. Koldewey cho biết, cô và các đồng nghiệp đang bắt đầu những cuộc khảo sát đầu tiên về quần thể cua Dừa trên ba hòn đảo trong quần đảo Chagos ở Ấn Độ Dương. Cô cho biết, sẽ phải mất vài năm để xác định chính xác những thông tin về loài cua này.