Thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong thể thao

Kim Truyền| 18/07/2021 20:25
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, TP trên cả nước, nên các hoạt động thể dục thể thao (TDTT) cũng gặp nhiều khó khăn khi hầu hết các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, các giải thi đấu thành tích cao và giải thể thao quần chúng ở trong nước phải tạm hoãn hoặc hủy. Việc quản lý thể thao cũng phải điều chỉnh theo diễn biến của tình hình dịch bệnh, tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid, hướng tới sự kiện lớn nhất hành tinh của làng thể thao là Ol

Từ cánh đồng Marathon đến thủ đô Tokyo

Marathon là sự kiện đầu tiên của Olympic hiện đại 1896, sự kiện này bắt nguồn từ câu chuyện của chiến binh Hy Lạp tên là Pheidippides, một sứ giả đưa thư. Câu chuyện kể rằng, ông được phái đi từ cánh đồng Marathon (thị trấn Marathon) tới thành Athena để báo tin quân Ba Tư đã bị đánh bại trong trận Marathon. Và ông đã chạy không nghỉ, khi đến nơi thì hét to "Νενικήκαμεν" ("Chúng ta đã chiến thắng") trước khi gục ngã và qua đời.

Hình ảnh chiến binh Pheidippides đã là biểu tượng vĩ đại trong thể thao và đó không chỉ là tấm gương để các vận động viên trên toàn thế giới noi theo, học tập. Mà qua đó thể thao còn phải được phổ biến rộng rãi đến toàn dân, tinh thần đó phải được phổ biến đến toàn nhà. “Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân. Các cấp ủy đảng có trách nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác thể dục, thể thao, bảo đảm cho sự nghiệp thể dục, thể thao ngày càng phát triển.”- Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 1/12/2011 của Bộ Chính trị.

1(5).jpg

Lễ xuất quân của Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Olympic Tokyo 2020

Đầu tư và phát triển TDTT là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước chính vì vậy luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Việc tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển thể dục, thể thao, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động thể dục, thể thao. Bên cạnh đó, gìn giữ, tôn vinh những giá trị thể dục, thể thao dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát triển nền thể dục, thể thao nước ta mang tính dân tộc, khoa học, nhân dân và văn minh.

Tinh thần TDTT đó đã được phổ biến và triển khai đến từng cơ sở, từng địa phương nhưng việc dịch bệnh Covid-19 tràn tới đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống xã hội và thể thao cũng không ngoại lệ. Chính những diễn biến phức tạp, sự lây lan tiềm ẩn của dịch bệnh làm đời sống thể thao bị đảo lộn không nhỏ làm nhiều giải đấu lớn trong năm 2021 trên thế giới và Việt Nam đã bị hoãn hoặc hủy. Sự kiện lớn nhất hành tinh của làng thể thao là Olympic Tokyo đã được dời đến giữa năm 2021, việc này sẽ biến năm nay trở thành một năm đặc biệt với thể thao thế giới nói chung và thể thao Việt Nam nói riêng. Và chính quyền thành phố Tokyo đã quyết định sử dụng biện pháp mạnh để đối phó với sự gia tăng ca nhiễm Covid-19 mới sát thềm ngày khai mạc Olympic Tokyo 2020.

Việc Olympic vẫn được tổ chức trong năm 2021 như tiếng vang từ cánh đồng Marathon năm ấy “Chúng ta đã chiến thắng”, sự chiến thắng ở tinh thần thể thao, chiến thắng vượt lên khó khăn, cần sự chung tay đoàn kết như thế của tất cả mọi người để cùng vượt qua đại dịch bệnh. Trên tinh thần đó, đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Olympic Tokyo lần này sẽ có 43 thành viên do ông Trần Đức Phấn – Phó Tổng cục trưởng, Phụ trách Tổng cục Thể dục Thể thao làm Trưởng đoàn. Các VĐV của Việt Nam sẽ tham gia tranh tài ở 11 môn thể thao: Bơi, cử tạ, Judo, bắn súng, cầu lông, boxing, thể dục dụng cụ, taekwondo, bắn cung, điền kinh, rowing. Và Olympic Tokyo dự kiến được tổ chức từ ngày 23/7 đến ngày 8/8/2021.

Thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong thể thao

Kỳ thế vận hội đặc biệt nhất từ trước tới nay do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới – thế vận hội Tokyo 2020 được diễn ra trong năm 2021. Do đó, việc cập nhật thông tin từ Ban tổ chức một cách kịp thời để có được những điều chỉnh và đưa ra các giải pháp tích cực là một trong những yêu cầu tiên quyết của Đoàn Thể thao Việt Nam và việc đảm bảo an toàn về sức khỏe, chuẩn bị tốt nhất về chuyên môn càng được xem là ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, 9/7 các thánh viên của Đoàn Thể thao Việt Nam sẽ tiếp tục tiêm mũi 2 vaccine phòng Covid-19, đảm bảo đúng thời gian quy định của Ban tổ chức Đại Hội. Ngay sau khi sang Nhật Bản (dự kiến 18/7), đoàn tiếp tục cách ly trong 3 ngày và làm các xét nghiệm theo quy định của BTC, sau đó Đoàn thể thào Việt Nam mới chính thức bước vào tranh tài.

2.jpg

Dịch covid-19 còn làm nhiều môn thể thao khác trong nước phải hoãn lại, trong đó có giải bóng đá chuyên nghiệp. Việc phải tạm dừng thi đấu, nhưng các vận động viên (VĐV) ở các môn thể thao vẫn chủ động tập luyện trên tinh thần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Trong quá trình thực hiện tập luyện theo hình thức giãn cách, gắn liền với các biện pháp phòng dịch nghiêm túc.

Việc tập luyện trong tình hình dịch bệnh phức tạp, nên mỗi VĐV đều rất tự giác và thường xuyên bảo nhau nâng cao ý thức phòng dịch. Bên cạnh sắp xếp thời gian tập luyện hợp lý, các VĐV cũng được tiếp tục tập luyện theo đúng khối lượng, thời gian và giáo án, tăng cường tập luyện ngoài trời. Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe thực đơn thì chế độ dinh dưỡng cũng được chú trọng hơn. Công tác phòng dịch luôn đặt lên hàng đầu, dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên thì các VĐV vẫn chủ động thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch, nỗ lực bám sân tập luyện, sẵn sàng cho ngày tham gia thi đấu trở lại.

Các VĐV luôn phải chủ động tập luyện để vừa bảo đảm chất lượng trong luyện tập, vừa phòng, chống dịch hiệu quả. Nhiều giải pháp tập luyện phù hợp trong mùa dịch đã được triển khai, trong đó, các biện pháp phòng dịch như: hạn chế ra ngoài, không tụ tập đông người, thường xuyên đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn khử trùng trước và sau các buổi tập được thực hiện xuyên suốt.

Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1913/QĐ-BVHTTDL ngày 21/6/2021 về việc Phê duyệt Kế hoạch "Khảo sát tình hình ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ công nghiệp 4.0 lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch". Từ đó tham mưu, đề xuất các giải pháp trong xây dựng văn bản, cơ chế chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên nền tảng công nghệ mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong thể thao