Tài xế đình công khi Uber chuẩn bị lên sàn chứng khoán

Trâm Anh (theo AFP)| 09/05/2019 17:11
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Hôm qua (8/5), các tài xế Uber và Lyft đã tắt ứng dụng của họ, nhằm phản đối việc giảm lương và điều kiện làm việc vào thời điểm mà cả hai công ty đang kiếm được hàng tỷ đô la từ các nhà đầu tư.

Tài xế đình công khi Uber chuẩn bị lên sàn chứng khoán

Các tài xế của Uber và Lyft thực hiện một cuộc đình công tại Sân bay Quốc tế LAX vì tiền lương và điều kiện làm việc ở Los Angeles, California

Các nhà tổ chức đưa ra kế hoạch biểu tình tại 10 thành phố của Hoa Kỳ bao gồm Chicago, Los Angeles, New York, San Francisco và Washington, D.C.

Thời gian của cuộc biểu tình xảy ra trước đợt chào bán cổ phiếu công khai lần đầu tiên (IPO) của Uber, dự kiến sẽ diễn ra vào thứ sáu (ngày 10 tháng 5) với mức định giá ước tính khoảng 90 tỷ USD.

Uber đặt mục tiêu huy động 90 tỷ USD từ các nhà đầu tư và tiên đoán trị giá thị trường của công ty sẽ lên tới 91.5 tỷ USD.

Sự ra mắt này sẽ là một cột mốc quan trọng đối với công ty, việc kêu gọi được hàng tỷ USD vốn đầu tư đã phá vỡ kỷ lục của ngành công nghiệp taxi tại các thành phố trên thế giới.

Đây không phải lần đầu tiên các tài xế của Uber và Lyft tổ chức biểu tình.

Vào đợt IPO của Lyft tháng trước, nhiều cuộc đình công đã được tổ chức trên vài thành phố của Hoa Kỳ. Mặc dù các tài xế đã không tạo được nhiều ảnh hưởng nhưng cũng khiến công ty mất hơn 15% giá trị.

Lần này, nhiều thành phố hơn đã tham gia đình công. Ở New York, các tài xế đình công sẽ không phục vụ trong giờ cao điểm buổi sáng từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng, trong khi các tài xế ở Los Angeles đình công 24 giờ tại phi trường quốc tế Los Angeles.

Các tài xế yêu cầu tăng lương tối thiểu lên 28 USD/giờ thì mới đủ sống vì sau khi trừ đi chi phí bảo trì xe thì họ chỉ còn thu được 17 USD/giờ.

Các cuộc đình công diễn ra hôm thứ Tư đã làm nổi bật một vấn đề nan giải đối với các công ty taxi sử dụng ứng dụng online, vốn phải đối mặt với những thách thức từ các nhà quản lý và nhà khai thác taxi truyền thống khi sử dụng mô hình kinh doanh dựa vào các nhà thầu độc lập.

Một nhóm phản đối bên ngoài Sở giao dịch chứng khoán New York, nơi Uber dự kiến sẽ niêm yết cổ phiếu, với một số biển hiệu ghi "Hãy đầu tư vào cuộc sống của chúng tôi - Không phải cổ phiếu của họ".

Tài xế đình công khi Uber chuẩn bị lên sàn chứng khoán

Các thành viên của Hiệp hội lái xe độc ​​lập tập hợp tại trụ sở Uber và Lyft ở New York như một phần của cuộc biểu tình yêu cầu nâng mức lương và điều kiện làm việc tốt hơn cho các nhà thầu độc lập

Những hành động tương tự đã diễn ra ở Boston, Chicago, Los Angeles, San Diego, Washington và tại thành phố quê hương của Uber, San Francisco.

Liên minh Công nhân Độc lập Anh cũng cho biết các cuộc biểu tình cũng đã các tài xế ở London, Birmingham, Nottingham và Glasgow tổ chức bằng việc kêu gọi đăng xuất ứng dụng và tụ tập bên ngoài các văn phòng Uber,.

Các tài xế lập luận rằng các ứng dụng điều khiển có thể phát triển mạnh và duy trì sự linh hoạt trong công việc, và mô hình kinh doanh của họ sẽ không hoạt động nếu các tài xế được coi là nhân viên dựa trên tiền lương.

Uber và Lyft đã chưa đưa ra bình luận nào.

"Mặc dù Uber đang hướng đến việc cung cấp một công việc tạo thu nhập tương đương với các dịch vụ bán lẻ, bán buôn hoặc nhà hàng hoặc các công việc tương tự khác, nhưng chúng tôi vẫn gặp phải sự không hài lòng từ một số lượng tài xế đáng kể", Uber đã viết trong một hồ sơ báo cáo với các nhà quản lý chứng khoán .

Uber sẽ giao dịch trên thị trường chứng khoán New York theo mã "UBER" vào tháng tới.
 

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tài xế đình công khi Uber chuẩn bị lên sàn chứng khoán