Không dễ đối phó với Nga, EU “căng như dây đàn”

Hà Kim (Theo Reuters)| 26/03/2018 16:39
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Thủ tướng Anh Theresa May vừa công khai đối đầu với Moscow, liên quan đến cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái bị đầu độc. Đây được dự báo là cuộc chiến lâu dài và London sẽ cần đến mọi bạn bè, đồng minh nếu muốn đánh bại đối thủ.

Reuters đưa tin, tại một hội nghị thượng đỉnh ngày 23/3, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý sẽ tiến hành thêm các biện pháp trừng phạt chống lại Nga sau vụ tấn công chất độc thần kinh tại Anh. Trong khi đó, Moscow cũng đã lên tiếng phản đối việc EU ủng hộ chiến dịch bài Nga do London phát động.

Nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, chứng cứ cho thấy Nga là thủ phạm do Thủ tướng Anh Theresa May đưa ra là rất “đáng tin cậy”. Bà Merkel cũng hứa hẹn sẽ áp dụng các biện pháp mới sau khi các nhà lãnh đạo EU thống nhất triệu hồi Đại sứ EU tại Moscow vào một ngày trước. Pháp và Đức cũng đồng ý với các bước tiếp theo, ngoài việc triệu hồi Đại sứ là cần thiết.

Ngoài ra, 28 quốc gia EU cũng đồng loạt lên án vụ tấn công và tuyên bố tại Brussels là, “gần như chắc chắn” Moscow phải chịu trách nhiệm cho vụ việc này.

Tuy nhiên, Thủ tướng Bulgaria Boyoko Borissov, hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU, bày tỏ mong muốn có thêm bằng chứng để sự liên quan của Nga từ “khả năng cao” trở thành chắc chắn.

Ông Borissov cho biết, căng thẳng xuất hiện nhanh chóng trong các tuần tới đây bởi vì nhiều quốc gia sẽ bắt đầu triệu hồi đại sứ về nước. Thời điểm hiện tại còn đang khó khăn hơn cả Chiến tranh lạnh. Đồng thời chỉ rõ, ông không hài lòng với các biện pháp gia tăng.

Không dễ đối phó với Nga, EU “căng như dây đàn”

28 quốc gia EU cũng đồng loạt lên án vụ tấn công bằng chất độc thần kinh ở Anh

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga miêu tả lời buộc tội của EU là “vô căn cứ” và cáo buộc khối này đã vứt bỏ sự hợp tác với Moscow và tham gia một “chiến dịch bài Nga” do London triển khai.

Nhiều nhà lãnh đạo phương Tây cũng lo ngại việc quá cứng rắn với Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể dẫn đến đối đầu quân sự. Ngoài ra, còn có những cân nhắc chiến lược, ngoại giao thường thấy bởi Nga có vai trò ảnh hưởng trong nhiều vấn đề quốc tế lớn, như Triều Tiên và Iran.

Bên cạnh đó là những lợi ích kinh doanh, thương mại quan trọng không thể bỏ qua. Nước Đức đang phụ thuộc vào năng lượng từ Nga, trong lúc nhiều người ở Ý muốn Liên minh châu Âu dỡ bỏ trừng phạt liên quan đến chuyện Moscow sáp nhập bán đảo Crimea.

Vì thế, việc huy động bạn bè, đối tác tham gia liên minh đối phó Nga là nhiệm vụ không dễ dàng đối với bà May. Tình hình càng thêm khó khăn vì câu chuyện Brexit. Sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng sự ra đi không mấy thân thiện của Anh không tác động đến sự hợp tác giữa nước này và EU trong những vụ việc như thế.

Dù châu Âu thấy khó chịu vì những gì đang xảy ra ở Anh. Tuy nhiên, việc bạn bè, đồng minh chịu làm điều gì đó thiết thực để giúp người Anh lại là chuyện khác, nhất là khi an ninh quốc gia của họ có thể bị tổn hại.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Không dễ đối phó với Nga, EU “căng như dây đàn”