Coronavirus khiến việc kiểm duyệt thông tin của châu Á rơi vào tình trạng quá tải

Trâm Anh (theo Reuters)| 06/02/2020 17:06
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Bị bối rối bởi các thông tin sai lệch về coronavirus mới trên phương tiện truyền thông xã hội, một số chính phủ châu Á đã phải tiến hành một số vụ bắt giữ, phạt tiền và áp dụng luật đưa tin sai lệch.

Ít nhất 16 người đã bị bắt vì các bài đăng thông tin sai lệch về coronavirus ở Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Hongkong, trong khi Singapore đã áp dụng Luật chống tin tức giả trực tuyến (POFMA) mới có hiệu lực vào tháng 10 năm 2019 để ngăn chặn các thông tin sai sự thật trên mạng. 

“May mắn thay, giờ đây chúng ta có POFMA để đối phó với những tin tức giả mạo này”, Bộ trưởng Tài chính Singapore Lawrence Wong, một trong những bộ trưởng đứng đầu lực lượng đặc nhiệm ngăn chặn sự lây lan của virus của chính phủ Singapore, cho biết.

Coronavirus khiến việc kiểm duyệt thông tin của châu Á rơi vào tình trạng quá tải

Thông tin giả về Coronavirus khiến việc kiểm duyệt thông tin của châu Á rơi vào tình trạng quá tải

Nhiều thông tin về loại coronavirus mới giống như cúm đã xuất hiện chỉ vài tuần trước tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc. Khi số ca tử vong đã lên tới 565 người, các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội từ những tin tức thu hút sự hiếu kỳ đến tin tức độc hại khiến mọi người ngày càng sợ hãi.

Những thông tin giả đã tạo ra một cơn hoảng loạn toàn cầu, do truyền thông xã hội tự nó nuôi dưỡng chính nó, khiến các chính phủ đã phải đối mặt với thách thức ngày càng lớn.

Ít nhất năm người đã bị bắt và được tại ngoại tại bang Kerala phía Tây Nam Ấn Độ vì phát tán các thông tin giả mạo qua WhatsApp, Aadhithya R, Trưởng phòng Cảnh sát quận Thrissur cho biết. Sáu người đã bị bắt ở Malaysia vì nghi ngờ truyền bá tin tức giả.

Tại Việt Nam, ít nhất chín người đã bị phạt và ba người nổi tiếng được yêu cầu giải thích hành động của họ qua các bài đăng về coronavirus.

Tại Thái Lan, một trung tâm chống tin tức giả mạo được thành lập vào năm ngoái đã được ca ngợi vì sự thành công của nó. Hàng chục nhân viên đã xem xét gần 7.600 bài đăng trong bốn ngày kể từ ngày 25 tháng 1 - kết quả là 22 bài đăng trên mạng được đánh dấu là có thông tin sai lệch và hai vụ bắt giữ theo luật tội phạm máy tính đã được tiến hành nhờ sự phát hiện của trung tâm này.

Trung tâm chống tin tức giả mạo đang làm việc tích cực để xác minh những thông tin không chính xác này và truyền tải những thông tin chính xác đến người dân, Bộ trưởng Kỹ thuật số Puttipong Punnakanta cho biết.

Thái Lan là một trong những quốc gia có luật kiểm duyệt thông tin trên phương tiện truyền thông xã hội được siết chặt trong những năm gần đây bất chấp các khiếu nại của các nhóm nhân quyền rằng các đạo luật này có thể được sử dụng để chống lại các thế lực phản đối của chính phủ.

Tuy nhiên nhiều người cho rằng, ngay cả khi nhắm vào những kẻ giả dối, rất có khả năng việc kiểm soát thông tin giả vô tình sẽ kìm hãm việc chia sẻ thông tin theo thời gian thực - điều rất cần thiết trong dịch bệnh.

Trung Quốc từ lâu đã kiểm duyệt phương tiện truyền thông xã hội rất chặt và một số nhà phê bình nói rằng có thể chính vì thế mà thông tin về virus mới nổi ở Vũ Hán đã bị trì hoãn gần 1 tháng sau khi nó bùng nổ.

Tám người đã bị bắt sau khi bị buộc tội lan truyền tin đồn về bệnh tật vào đầu tháng 1, nhưng vụ việc đã bị thay đổi vào tuần trước trong bối cảnh sự giận dữ của công chúng ngày càng tăng đối với việc xử lý khủng hoảng mới.

Trong khi đó, ứng dụng nhắn tin phổ biến WeChat của Tencent Holdings đã bổ sung các công cụ để giúp gỡ rối tin đồn về virus. Nhật báo Nhân dân chính thức cũng đã giới thiệu một công cụ giúp mọi người xác minh các thông tin trên mạng xã hội.

Các công ty truyền thông xã hội phương Tây cũng đang đẩy mạnh hành động chống tin giả. Facebook Inc. cho biết họ sẽ gỡ bỏ những thông tin sai lệch về coronavirus - một sự khởi đầu hiếm hoi trong cách tiếp cận thông thường đối với nội dung y tế của mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Đài Loan đã cảnh báo về những hình phạt cho việc truyền bá thông tin sai lệch. Cảnh sát Hàn Quốc đang làm việc với các cơ quan quản lý viễn thông để các chặn thông tin sai lệch, hãng tin Yonhap cho biết.

Cảnh sát Indonesia cho biết hai người đã bị bắt vì phát tán tin tức giả mạo và đối mặt với cáo buộc có thể khiến họ phải ngồi tù tới 5 năm. Cảnh sát Hongkong cũng cho biết một nhân viên bảo vệ trung tâm mua sắm đã bị bắt vì phát tán tin tức giả về virus corona.

 

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Coronavirus khiến việc kiểm duyệt thông tin của châu Á rơi vào tình trạng quá tải