Thẩm tra viên Phan Đình Nam: “Tòa án với tôi là duyên nghiệp”

Mạnh Cường| 21/02/2015 06:45
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Nam “… chưa mưa đã thấm”, vùng đất anh hùng, kiên định trong chiến đấu, vững mạnh trong hòa bình đã tạo nên cốt cách của những người con nơi đây.

Chính vì vậy, khi tiếp xúc với ông Phan Đình Nam, Thẩm tra viên Tòa phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng, mọi người luôn cảm nhận được sự chân chất, bình dị, gần gũi toát ra ở ông. Đặc biệt khi nói về chuyện đời, chuyện nghề, con người ấy lại say sưa bởi với ông, đó chính là duyên nghiệp.

Thẩm tra viên Phan Đình Nam: “Tòa án với tôi là duyên nghiệp”

Thẩm tra viên Phan Đình Nam vinh dự nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Có “Duyên” với nghề

Ông sinh năm 1959, tự hào vì đến nay đã có hơn 20 năm làm Thẩm phán và 30 năm tuổi Đảng. Với ông, những tháng ngày được cống hiến sức mình cho sự nghiệp chính là một điều hạnh phúc. Trong câu chuyện của ông, chúng tôi khá bất ngờ bởi trước đây, ông đã có thời gian đứng trong quân ngũ. Và, “duyên” chính là từ ông dùng để nói đến hành trình ông đến với Tòa án.

Năm 1978, thanh niên Phan Đình Nam tham gia quân tình nguyện Việt Nam giúp nước bạn khỏi chếđộdiệt chủng Pol Pot Iêng Xary tại Campuchia. Sau 5 năm công tác tại nước bạn, ông trở về quê hương. Với trách nhiệm làBíthư chi đoàn, ông được giới thiệu vàđược kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau nhiều năm công tác vàcống hiến, người con đất Quảng ấy vinh dự được tổ chức Đảng giao trách nhiệm làm cấp ủy 25 năm và cũng chừng ấy năm làm lãnh đạo nhiều đơn vịcấp huyện, trong đó có lãnh đạo Phòng Tư pháp, Văn phòng UBND, TAND huyện Đại Lộc. Rồi ông tham gia cấp ủy và Hội đồng nhân dân, trong đó có 7 năm làm Phó Chánh án và 15 năm liên tục giữchức vụBíthư Chi bộ, Chánh án TAND huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Tại TAND huyện Đại Lộc, ông được Nhànước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 2002. Ông tâm sự: “Tôi đã cóthời gian liên tục làm Thẩm phán cấp huyện 22 năm (hơn 4 nhiệm kỳ), từ chế độ bầu Thẩm phán sang chế độ bổ nhiệm Thẩm phán nên tôi biết rõ nỗi vất vả của cán bộ Tòa án. Tuy nhiên, đằng sau cái vất vả đó, với tôi, nó vô cùng ý nghĩa. Cứ nghĩ đến những hằn học, thù ghét được hóa giải, những người dân hạnh phúc khi tìm thấy công lý thì không chỉ tôi mà anh em đồng nghiệp lại thấy yêu nghề vô cùng…”.

Năm 2013, ông được điều động về làm Chánh án TAND huyện Đông Giang, bổ nhiệm Thẩm phán Trung cấp rồi được điều chuyển về công tác tại Tòa phúc Thẩm TANDTC tại Đà Nẵng cho đến nay, chức danh pháp lý cũng được điều chuyển từ ngạch Thẩm phán sang ngạch Thẩm tra viên.

Với 30 năm công tác, trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện, cương vị công tác nào, lúc khó khăn cũng như khi thuận lợi, ông luôn nỗ lực phấn đấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Là đảng viên, ông luôn đề cao ý thức trách nhiệm chấp hành sự phân công của tổ chức Đảng, tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưở ng của Đảng và con đường đã chọn.

Những niềm vui bình dị

Khi hỏi ông về những điều tâm đắc trong sự nghiệp, tôi nhận từ ông nụ cười ấm áp hòa lẫn ánh mắt đau đáu, suy tư. Với ông, niềm vui là khi mang hạnh phúc đến với mọi người…

“Ngần ấy năm công tác trong Tòa án, với tôi, vui cũng nhiều và buồn cũng lắm. Trong đó, có những vụ án đã trôi qua cùng thời gian nhưng nó vẫn luôn hiện hữu, là động lực, là “vấn đề” nhắc nhở mình trong công tác nghiệp vụ cả những năm sau đó...”, ông Nam chia sẻ khi nhắc đến vụ án “Đưa hối lộ” năm xưa. Vụ án được ông kể lại: Năm 1998, bị cáo Nguyễn Tấn Hòa (SN 1954) bị truy tố thêm về tội “Đưa hối lộ” ngoài tội “Vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải”. Theo đó, bị cáo Hòa trong vụ án, quá trình điều khiển xe ôtô làm một người chết và 16 người bị thương. Biết ông Võ Cao Linh, Kiểm sát viên VKSND huyện Đại Lộc là người tham gia khám nghiệm hiện trường và khám xe vụ tai nạn nói trên nên lần thứ nhất, Hòa nói đưa cho ông Linh số tiền 100.000 đồng để uống nước nhưng ông Linh từ chối không nhận nên Hòa chưa đưa tiền. Lần thứ hai, mấy ngày sau, Hòa đưa cho ông Linh một phong bì, bên trong có số tiền 300.000 đồng, ông Linh từ chối nhận tiền và bảo Hòa mang tiền về nhưng Hòa không mang về. Cùng lúc, ông Ngô Mười, Viện trưởng VKSND huyện Đại Lộc đi vào, ông Linh báo cáo sự việc và được ông Ngô Mười chỉ đạo lập biên bản phạm tội quả tang. Tuy nhiên, quá trình xét xử nhận thấy lần đưa hối lộ lần thứ nhất, chứng cứ quy kết bị cáo Hòa có hành vi đưa hối lộ cho ông Linh số tiền 100.000 đồng hoàn toàn không đủ cơ sở; biên bản phạm tội quả tang không được lập, bị cáo Hòa tại lời khai ban đầu thừa nhận có nói đưa cho ông Linh 100.000 đồng để uống nước nhưng ông Linh từ chối không nhận thì Hòa đi về. Như vậy chỉ còn lần thứ 2 với số tiền hối lộ giá trị 300.000 đồng nên chiếu theo quy định tại khoản 1, Điều 227 BLHS năm 1985 thì hành vi này không cấu thành tội phạm “Đưa hối lộ”…

“Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm do tôi, lúc này giữ chức vụ Thẩm phán, Phó Chánh án TAND huyện làm chủ tọa phiên tòa đã tuyên bố bị cáo Hòa không phạm tội “Đưa hối lộ”. Đối với tôi, bản án sơ thẩm đã 27 năm, nhưng tôi vẫn nhớ mãi và tâm đắc. Bởi lẽ, những năm cuối thế kỷ 19, thời kỳ chưa có khái niệm về cải cách tư pháp, việc xác định tư cách tố tụng của những người tham gia tốtụng vụán, đặc biệt làviệc xác định tư cách của Viện trưởng Viện Kiểm sát là người làm chứng trong vụ án theo đúng tinh thần khoa học pháp lý về tố tụng tư pháp nhưng lại vấp phải sự phản ứng của một số không ít cơ quan liên quan tại địa phương. Hơn nữa, việc tuyên bố bị cáo không phạm tội tại thời điểm này là việc làm bình thường của Tòa án nhưng với dư luận bên ngoài còn khá mới mẻ nên gây nhiều cách hiểu khác nhau. Sau đó, bản án phúc thẩm tuyên y án giúp tôi củng cố niềm tin vào công lý và tự tin hơn trong công việc sau này…”, ông Nam chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thẩm tra viên Phan Đình Nam: “Tòa án với tôi là duyên nghiệp”