Đời sống

Tạo sinh kế để người dân thoát nghèo

Thanh Phương 19/03/2024 - 21:01

Xác định thoát nghèo bền vững phải bằng nội lực bên trong, tạo chuyển biến từ suy nghĩ, tới hành động, Thanh Hóa đã tập trung mở các lớp đào tạo nghề tại địa phương để người dân có thu nhập ổn định, bền vững.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn giai đoạn 2021-2023, tỉnh Thanh Hóa chú trọng đến công tác đào tạo nghề cho người lao động.

xoangheo.jpg
Thay đổi tư duy để người dân tự mong muốn tìm việc làm thoát nghèo

Thống kê của Sở Lao động thương binh và Xã hội Thanh Hóa cho thấy, trong giai đoạn 2021-2023, các đơn vị đã tổ chức 594 hội nghị và lớp tập huấn đào tạo nghề; 224 hội nghị truyền thông, hướng nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài.

Tỉnh Thanh Hóa tổ chức 339 lớp đào tạo nghề sơ cấp và dưới 3 tháng cho lao động người dân tộc thiểu số, người lao động dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống tại vùng dân tộc thiểu và miền núi.

sinhke.jpg
Hỗ trợ để người dân tiếp cận được với công việc phù hợp

Bên cạnh đó, tổ chức được 72 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình; 21 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc, đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học; 241 sự kiện truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; 196 hội nghị tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Nhờ vậy, đã có hơn 9.000 người lao động là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo được tham gia các lớp đào tạo nghề tại địa phương, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn lên 57,3%.

xuatcanh.jpg
Nhu cầu xuất khẩu lao động của người dân ngày một cao

Toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 13.228 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công; số lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2021 - 2023 là hơn 8.600 người.

Việc tạo điều kiện cho các đơn vị xuất khẩu lao động về tận địa phương kết nối, giới thiệu và nhu cầu của người dân nâng cao sau khi đã thay đổi nhận thức. Trong gần 2 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho khoảng 9.360 lao động, trong đó có hơn 1.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Đơn vị chức năng đã tổ chức, hướng dẫn tiếp nhận đăng ký dự thi tiếng Hàn cho 10.497 người lao động. Trong đó, ngành sản xuất chế tạo là 8.554 lao động, ngư nghiệp là 1.082 lao động, nông nghiệp là 799 lao động, xây dựng là 62 lao động.

Các sở, ngành phối hợp thực hiện cấp mới, cấp lại và gia hạn giấy phép cho 88 lao động nước ngoài đến làm việc tại tỉnh này. Sở cũng tiếp nhận, thẩm định 22 nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và khai báo sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động của doanh nghiệp. Giới thiệu, hướng dẫn 18 doanh nghiệp phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tạo sinh kế để người dân thoát nghèo