Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 25/CĐ-TTg ngày 25/3/2024 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Lao.
Công điện gửi các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu:
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống bệnh Lao. Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức quốc tế đã tham gia vào công tác kiểm soát để chấm dứt bệnh Lao.
Hoạt động phòng, chống bệnh Lao đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ trong thời gian qua. Hằng năm, tập trung phát hiện được trên 100.000 bệnh nhân Lao, tỷ lệ điều trị thành công bệnh Lao đạt >90%, đang triển khai nhiều sáng kiến, kỹ thuật mới trong công tác phòng, chống bệnh Lao nên tỷ lệ phát hiện bệnh Lao được phục hồi rất nhanh sau dịch Covid 19. Hệ thống phòng, chống bệnh Lao đã xây dựng và triển khai hoạt động trên toàn quốc từ Trung ương tới địa phương. Tình trạng bệnh Lao và Lao kháng thuốc đang từng bước được kiểm soát.
Tuy nhiên, hằng năm số tử vong do bệnh Lao còn cao, khoảng 13.000 người; còn nhiều người mắc bệnh Lao trong cộng đồng chưa được phát hiện. Theo báo cáo năm 2023 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tình hình bệnh Lao tại Việt Nam còn rất nặng nề, xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh Lao và Lao kháng thuốc cao nhất thế giới.
Công tác phòng, chống bệnh Lao chưa được quan tâm đúng mức, chưa được đầu tư đồng bộ, toàn diện; hệ thống làm công tác phòng, chống bệnh Lao còn hạn chế, công tác phòng, chống bệnh Lao tại hệ thống y tế cơ sở chưa đồng đều và hiệu quả chưa cao; người dân còn kỳ thị, mặc cảm, chưa quan tâm đúng mức đến trách nhiệm và quyền lợi chăm lo sức khoẻ cho mình, không thấy được sự nguy hiểm của việc giấu bệnh,...
Để kiểm soát bệnh Lao, nhằm đạt các mục tiêu của Chiến lược phòng, chống bệnh Lao, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục quán triệt, triển khai chủ động, hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh Lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Tăng cường tuyên truyền công tác phòng, chống bệnh Lao là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành y tế là nòng cốt, lấy y tế cơ sở làm trọng tâm; gánh nặng do bệnh Lao gây ra cho người bệnh, gia đình, cộng đồng và xã hội; bệnh Lao là bệnh chữa khỏi được.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo củng cố năng lực hệ thống khám bệnh, chữa bệnh (công lập và tư nhân), đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở trong việc phát hiện, quản lý, điều trị và phòng bệnh Lao, trong đó có việc gắn kết với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống cơ sở phòng, chống bệnh Lao trên địa bàn.
Bám sát tình hình bệnh Lao tại địa phương để kịp thời chỉ đạo công tác phát hiện và điều trị bệnh nhân Lao. Triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Lao trong cộng đồng.
Ưu tiên phân bổ nguồn lực từ ngân sách địa phương cho công tác phòng, chống bệnh Lao trên địa bàn, nhất là các tỉnh có số mắc Lao cao.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ công tác phòng, chống bệnh Lao cho các địa phương; Tổ chức tổng kết 10 năm triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh Lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trên cơ sở đó đề xuất Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh Lao cho giai đoạn mới.
Rà soát, xây dựng và cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về phát hiện, chẩn đoán, điều trị và quản lý, dự phòng bệnh Lao; Khẩn trương hoàn thiện, ban hành "Hướng dẫn triển khai hoạt động phát hiện chủ động, tích cực bệnh Lao, Lao tiềm ẩn, một số bệnh hô hấp tại cộng đồng và cơ sở y tế".
Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ nguồn lực, kỹ thuật, kinh nghiệm hỗ trợ công tác phòng, chống bệnh Lao tại Việt Nam; Tăng cường các giải pháp bảo đảm nguồn lực, nhất là thuốc điều trị cho công tác phòng, chống bệnh Lao.
Cả hệ thống chính trị và nhân dân vào cuộc
Theo PGS. TS Vũ Xuân Phú, PGĐ Bệnh viện Phổi Trung ương, Phó trưởng Ban Điều hành Chương trình Chống Lao Quốc gia, thì: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống bệnh Lao. Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức quốc tế đã tham gia vào công tác kiểm soát để chấm dứt bệnh Lao.
Hoạt động phòng, chống bệnh Lao đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ trong thời gian qua. Hằng năm, tập trung phát hiện được trên 100.000 bệnh nhân Lao, tỷ lệ điều trị thành công bệnh Lao đạt >90%, đang triển khai nhiều sáng kiến, kỹ thuật mới trong công tác phòng, chống bệnh Lao nên tỷ lệ phát hiện bệnh Lao được phục hồi rất nhanh sau dịch Covid 19. Hệ thống phòng, chống bệnh Lao đã xây dựng và triển khai hoạt động trên toàn quốc từ Trung ương tới địa phương. Tình trạng bệnh Lao và Lao kháng thuốc đang từng bước được kiểm soát.
Tuy nhiên, hằng năm số tử vong do bệnh Lao còn cao, khoảng 13.000 người; còn nhiều người mắc bệnh Lao trong cộng đồng chưa được phát hiện. Theo báo cáo năm 2023 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tình hình bệnh Lao tại Việt Nam còn rất nặng nề, xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh Lao và Lao kháng thuốc cao nhất thế giới.
Công tác phòng, chống bệnh Lao chưa được quan tâm đúng mức, chưa được đầu tư đồng bộ, toàn diện; hệ thống làm công tác phòng, chống bệnh Lao còn hạn chế, công tác phòng, chống bệnh Lao tại hệ thống y tế cơ sở chưa đồng đều và hiệu quả chưa cao; người dân còn kỳ thị, mặc cảm, chưa quan tâm đúng mức đến trách nhiệm và quyền lợi chăm lo sức khoẻ cho mình, không thấy được sự nguy hiểm của việc giấu bệnh,...
Bệnh Lao là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên thế giới
Ngày 24/3/1882 tại Berlin, Robert Koch đã công bố phát hiện ra vi khuẩn Lao, mở ra con đường chẩn đoán và chữa khỏi căn bệnh này. Tuy nhiên, đã 142 năm, bệnh Lao vẫn là vấn đề YTCC nghiêm trọng toàn cầu. Theo WHO, 2023, bệnh Lao vẫn là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên thế giới trong số các bệnh truyền nhiễm, chỉ sau COVID-19 (2022).
Dịch tễ bệnh Lao tại Việt Nam vẫn còn rất nặng nề, tốc độ giảm quá chậm và kinh phí đầu tư PC Lao còn rất thấp, nguy cơ bệnh Lao bùng phát trong cộng đồng.
Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao và bệnh lao kháng đa thuốc đứng thứ 11/30 nước có số người mắc bệnh và gánh nặng bệnh Lao cao nhất trên toàn cầu.
Mỗi năm (2023), Việt Nam có thêm 172.000 người mới mắc Lao và khoảng 13.000 người tử vong do Lao, cao hơn số người tử vong vì tai nạn giao thông. Khoảng 9.200 ca bệnh nhân Lao đa kháng thuốc mới mắc, chiếm 4,5% trong nhóm bệnh nhân lao mới và 15% trong nhóm đã từng điều trị.
Mặc dù, dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam còn rất nặng nề như vậy, số bệnh nhân Lao được phát hiện, đưa vào điều trị và được báo cáo hàng năm tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 60% số bệnh nhân Lao ước tính (2023 phát hiện 106.086 bệnh nhân Lao các thể). Như vậy, có gần 40% bệnh nhân Lao trong cộng đồng chưa được phát hiện, điều trị hoặc chưa báo cáo.