Phát hiện virus hơn 15.000 tuổi trong sông băng Tây Tạng tan chảy

Phương Hà| 25/07/2021 18:47
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sông băng lớn tan chảy nhanh chóng vì thay đổi khí hậu khiến các nhà khoa học tìm thấy các virus cổ đại tồn tại trong các lõi băng, theo Independent.

Sông băng ở cao nguyên Tây Tạng, được gọi là “cực thứ 3” của thế giới, đã tan mất khoảng 1/4 thể tích kể từ năm 1970 do khủng hoảng khí hậu.

Việc phát hiện các loại virus cổ đại thoát ra này có thể giúp các nhà khoa học hiểu được chủng virus lâu năm đã tiến hóa như thế nào qua nhiều thế kỷ và thiên nhiên.

Khi nghiên cứu phân tích lớp băng, các chuyên gia đã tìm thấy mã di truyền của 33 loại virus. 4 trong số những virus này đã từng được phân tích, nhưng ít nhất 28 số còn lại là các chủng hoàn toàn mới.

Các nhóm nghiên cứu đã đi tiên phong phân tích vi khuẩn và virus trong lõi băng đá bằng phương pháp “siêu sạch” để tránh làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

virus-illustration-777x518.jpg
Ảnh minh họa

Qua phân tích hàm lượng băng đá, nhóm nhà khoa học phát hiện một nửa trong số các virus cổ đại đã sống sót và phát triển do chính lớp băng lạnh giá.

“Đây là những loại virus có thể phát triển mạnh trong môi trường khắc nghiệt. Chúng có dấu hiệu của các gen gây lây nhiễm tế bào trong môi trường lạnh. Đây là dấu hiệu di truyền siêu thực tế về cách tiến hóa và phát triển của virus”, ông Matthew Sullivan, giáo sư vi sinh vật học kiêm giám đốc trung tâm khoa học vi sinh vật của bang Ohio chia sẻ.

Phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy virus có thể có nguồn gốc từ đất hay thực vật, không phải từ động vật hay con người. Nghiên cứu về virus trong các sông băng cổ đại được công bố trên tạp chí Microbiom về hệ vi sinh vật.

Lonnie Thompson, tác giả đóng góp trong nghiên cứu này, giáo sư về khoa học Trái Đất tại Đại học bang Ohio, cho biết việc nghiên cứu về virus từ các sông băng cổ đại đang trở thành lĩnh vực khoa học quan trọng khi khí hậu thay đổi.

“Tài liệu và thông tin về các nghiên cứu này cực kỳ quan trọng. Chúng ta vẫn còn rất ít thông tin về virus và vi khuẩn phát triển trong những môi trường khắc nghiệt như thế nào. Làm sao các loại virus cổ này có thể ứng phó với biến đổi khí hậu? Điều gì xảy ra khi Trái Đất đi từ kỷ băng hà sang thời kỳ ấm áp như hiện tại mà chúng vẫn phát triển?”, giáo sư Thompson chia sẻ những câu hỏi mà các nhà nghiên cứu vẫn đang đi tìm lời giải đáp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát hiện virus hơn 15.000 tuổi trong sông băng Tây Tạng tan chảy