Bị tai biến phải nghỉ việc, có được hưởng lương hưu không?

Ls Ngô Thủy, Phó trưởng VPLS Interla| 07/12/2019 14:22
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Theo như nội dung bạn trình bày thì bố bạn bị tai biến mức suy giảm khả năng lao động là 50%, bố bạn năm nay 49 tuổi và làm giáo viên tiểu học. Do đó, bố bạn không đáp ứng được điều kiện quy định tại điều 54, Điều 55 và Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Bố tôi là giáo viên tiểu học, đã tham gia đóng BHXH 21 năm, bố tôi bị tai biến (suy giảm khả năng lao động 50%) hiện không đủ sức khỏe để đi làm được. Bố năm nay mới 49 tuổi, như vậy bố tôi có được hưởng lương hưu hay trợ cấp gì không? Tôi xin cảm ơn!

Đỗ Văn Dũng (Hà Nội)

Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp chúng tôi đưa ra nội dung tư vấn như sau:

Thứ nhất, về đối tượng áp dụng được hưởng lương hưu:

Theo Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về “đối tượng áp dụng” hưởng chế độ lương hưu và trình bày của bạn về việc bố bạn là giáo viên tểu học, đã tham gia bảo hiểm xã hội được 21 năm. Vậy bố bạn thuộc đối tượng áp dụng tham gia luật bảo hiểm xã hội bắt buộc theo điểm c khoản 1 Điều 2 luật bảo hiểm xã hội 2014Cán bộ, công chức, viên chức”.

Bị tai biến phải nghỉ việc, có được hưởng lương hưu không?

Thứ hai về điều kiện hưởng chế độ lương hưu theo quy định pháp luật:

Tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi: “Người lao động là cán bộ, công chức khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và khi nghỉ việc đối với Nam phải đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu”.

Theo quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động khi: “Người lao động là cán bộ, công chức đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này”.

Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì Người lao động là cán bộ, công chức được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

-  Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

-  Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

-  Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

Như vậy, theo như nội dung bạn trình bày thì bố bạn bị tai biến mức suy giảm khả năng lao động là 50%, bố bạn năm nay 49 tuổi và làm giáo viên tiểu học. Do đó bố bạn không đáp ứng được điều kiện quy định tại điều 54, Điều 55 và Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Tuy nhiên, nếu bố bạn nghỉ việc vào thời điểm này thì bố bạn sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi đủ điều kiện hưởng lương hưu theo Điều 61 luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội: “Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội”. Như vậy sau khi đủ tuổi nhận lương hưu bố bạn sẽ được hưởng đầy đủ chế độ lương hưu theo quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Ngoài ra tại thời điểm này bố bạn có thể được hưởng chế độ trợ cấp sau:

- Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 39 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định về Trợ cấp thôi việc.

- Trong trường hợp bố của bạn bị tai biến và không thể đủ sức khỏe để lao động, cần nghỉ việc một thời gian để điều trị thì bố của bạn có thể làm thủ tục để hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 26, Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Thủ tục để được cấp hưởng trợ cấp ốm đau được quy định tại Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, như sau:

- Trường hợp điều trị nội trú:

+ Bản sao giấy ra viện của bố bạn.

+ Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.

- Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính). Trường hợp nếu bố bạn khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ nêu tại tiết 2.1.1 và 2.1.2 điểm này được thay bằng bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bị tai biến phải nghỉ việc, có được hưởng lương hưu không?