Phải xác định đâu là những dự án trọng điểm Quốc gia để dành nguồn lực đầu tư

Nguyên Bình| 24/07/2021 14:05
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sáng nay 24/7, Quốc hội thảo luận tại tổ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

23-07-2021_04-36-20_a6_a28x2456.jpg
Các đại biểu thảo luận tại tổ sáng ngày 24/7.

Cần xác định đâu là những dự án trọng điểm

Cho ý kiến về vấn đề này các đại biểu đề cập các dự án chậm tiến độ, dở dang chưa thực hiện được, gây lãng phí, thất thoát ngân sách cho nhà nước; việc giải ngân vốn đầu tư công trong điều kiện ngân sách còn khó khăn.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) đánh giá cao vai trò của Chính phủ trong nhiệm kỳ qua trong công tác tài chính, nhờ đó tiềm lực quốc gia tăng lên nhiều.

Tuy nhiên, theo đại biểu, có tình trạng các dự án chậm tiến độ, dở dang chưa thực hiện được, gây lãng phí, thất thoát ngân sách cho nhà nước cần có giải pháp tháo gỡ.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh tác động như hiện nay, việc tập trung giải ngân đầu tư công rất quan trọng để qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Khi nguồn lực có hạn cùng với những tác động của dịch Covid-19 thì chúng ta nên lựa chọn các dự án mang tính cấp thiết, trong đó ưu tiên cho phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc; đồng thời ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp cũng như bảo đảm an sinh cho công nhân tại các khu vực này, đại biểu nêu ý kiến.

Còn theo đại biểu Vũ Anh Tuấn (Đoàn Phú Thọ), trong Chương trình mục tiêu quốc gia vẫn có tình trạng đọng vốn, triển khai dự án chậm dẫn đến đầu tư không hiệu quả. Bên cạnh đó, có 12 dự án Chính phủ xin ý kiến Quốc hội cho phép kéo dài sang giai đoạn 2021-2025, thực chất là chuyển bội chi từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau.

Từ 12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương, đại biểu cho rằng, đây không còn là vấn đề của ngành nữa mà là dự án quốc gia. Cần phải hạn chế đầu tư dàn trải, xác định đâu là những dự án trọng điểm Quốc gia để dành nguồn lực cụ thể cho những dự án đó. Từ đó, Quốc hội mới có thể nhìn được rõ kinh phí, nguồn lực cho dự án là bao nhiêu” là phù hợp.

Đại biểu Tuấn cũng cho rằng có những công trình kéo dài nhiều năm do vướng giải phóng mặt bằng, thủ tục, có công trình khởi công rồi nhưng không hoàn thiện, dẫn đến viêc khi được bố trí vốn thì phần làm trước đó đã hỏng rồi, lại phải thêm kinh phí sửa chữa cho đồng bộ với phần làm sau. Từ đó, theo ông cần bố trí vốn tập trung, thi công dứt điểm, nhanh chong đưa công trình vào sử dụng đồng thời cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng, tiến độ công trình và việc thực hiện tổ chức sử dụng nguồn vốn.

Đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn thành phố Hà Nội) cũng nêu con số: Tổng mức vốn NSNN thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2.870 nghìn tỷ đồng, bao gồm: 1.500 nghìn tỷ đồng vốn NSTW (trong đó 1.200 nghìn tỷ đồng vốn trong nước, 300 nghìn tỷ đồng vốn nước ngoài) và 1.370 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách địa phương (NSĐP).

Từ đó đại biểu cho rằng, cần phân định rõ ngân sách trung ương tập trung vào dự án gì, địa phương dự án nào vì nhiều địa phương không đủ ngân sách để bố trí cho các dự án được trung ương phân bổ. Tránh tình trạng hoàn thành kế hoạch nhưng không phải hoàn thành dự án.

 Còn việc dự án chậm tiến độ, đại biểu cho rằng chủ yếu là do giải phóng mặt bằng, công tác chuẩn bị đầu tư. Nhiều dự án không hoàn thành tiến độ giải ngân thì chúng ta cần có cơ chế để xử lý những người cố tình trây ì không chấp hành giải phóng mặt bằng. Cùng với đó, thủ tục cấp phép các dự án, công tác đấu thầu cũng còn những bất cập, rườm rà cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.

Tránh đầu tư dàn trải

Đại biểu Đôn Tuấn Phong (Đoàn An Giang) đồng tình với việc đầu tư có lựa chọn, có trọng tâm, tránh trường hợp dàn trải, đầu tư nhỏ giọt. Và với các đại dự án thua lỗ, kéo dài thì Chính phủ cần giải quyết rốt ráo, dứt điểm.

to-hn.jpg

Theo đó, dự án nào có thể đầu tư thêm thì tập trung rót vốn để nhanh chóng hoàn thành, nhưng dự án nào thực sự không thể vận hành được thì ‘đau cũng phải cắt’ nếu không tình trạng thua lỗ kéo dài, sẽ càng xót xa hơn, đại biểu nhấn mạnh.

Kiến nghị về việc lựa chọn dự án đầu tư công, ông Phạm Đại Dương, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên, cho rằng cần lựa chọn những dự án thận trọng, hiệu quả ưu tiên đầu tư những khu vực đang có động lực tăng trưởng, có khả năng di dời, đầu tư nhanh, tạo ra lợi nhuận tái đầu tư cho các dự án khác. Đầu tư dàn trải sẽ tạo nên gánh nặng cho ngân sách, cho xã hội.

“12 dự án nghìn tỷ ‘đắp chiếu’ là minh chứng rõ nhất cho việc đầu tư nóng vội, đầu tư dàn trải, không sát với nhu cầu thực tế, không hiệu quả, cần dứt khoát thu hồi vốn, có kế hoạch sử dụng nguồn vốn này hợp lý hơn,” đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu Lê Tiến Châu (Đoàn Hậu Giang) cho rằng: Việc giải ngân hiện nay vừa chậm, giao ngắt quãng (giao nhiều lần, giao nhiều dự án, tiền thiếu nên công trình dở dang, đến khi bổ sung vốn thì đội tổng mức đầu tư, hậu quả vô cùng lớn).

Giải pháp là phải tính toán rất sát nguồn thu trong bối cảnh đại dịch để từ đó cân đối chi cho phù hợp, khả thi. Phải tính toán hạn mức vay tín dụng nước ngoài (hiện có các vướng mắc: thủ tục quá rườm rà, cấp phát vốn có tính cào bằng- đối ứng 50%. Mà địa phương càng khó khăn thì nhu cầu vốn càng cao, vậy tiền đâu để lo 50%?.

Cùng với đó thủ tục giải ngân rất rườm rà, như tỉ lệ giải ngân vốn vay chỉ được 1/3. Cần tính toán lại vốn DN- hình thức PPP rất hiệu quả, ta cần tính toán việc đối ứng. Tôi thấy BOT chả có lỗi gì đâu, chẳng qua do tổ chức thực hiện). Chúng ta phải khơi thông nguồn lực mới đáp ứng dc nhu cầu, đại biểu kiến nghị.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phải xác định đâu là những dự án trọng điểm Quốc gia để dành nguồn lực đầu tư