Panama bị đưa trở lại danh sách “thiên đường thuế”

Trâm Anh (theo The New York Times)| 19/02/2020 14:44
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ngày 18/2, Liên minh châu Âu đã thêm Panama, Seychelles, Quần đảo Cayman và Palau vào danh sách đen các thiên đường thuế của EU, đồng thời cho Thổ Nhĩ Kỳ thêm thời gian để có những giải pháp tránh bị liệt kê vào danh sách.

Danh sách này được thiết lập vào năm 2017 sau những tiết lộ về các kế hoạch trốn thuế và hành vi trốn thuế trên diện rộng. Hiện danh sách đang bao gồm 12 khu vực pháp lý.

Việc thêm các trung tâm tài chính như Quần đảo Cayman và Panama đánh dấu một sự thay đổi của EU. 

Các khu vực pháp lý khác vẫn còn trong danh sách là Fiji, Oman, Samoa, Trinidad và Tobago, Vanuatu và ba vùng lãnh thổ Hoa Kỳ là Samoa, đảo Guam và Quần đảo Virgin.

Panama bị đưa trở lại danh sách “thiên đường thuế”

EU đã đưa Panama trở lại danh sách các “thiên đường thuế” vì đã không hoàn thành đúng hạn những cải cách về thuế mà họ đã cam kết với EU.

Panama từng được EU đưa ra khỏi danh sách này và chuyển sang danh sách theo dõi vào năm 2018. Khi đó, nước này cam kết thực hiện những thay đổi hướng tới minh bạch hóa thông tin tài chính sau vụ bê bối "Hồ sơ Panama" năm 2016.

EU đã đưa Panama trở lại danh sách các “thiên đường thuế” với nhận định quốc gia Trung Mỹ này đã không đáp ứng các xếp hạng “hoàn toàn thích hợp” của Diễn đàn Toàn cầu về Minh bạch và Trao đổi thông tin. Theo một thông cáo của Hội đồng châu Âu, Panama đã không hoàn thành đúng hạn những cải cách về thuế mà họ đã cam kết với EU.

Trước quyết định của EU, Thứ trưởng Đa phương và Hợp tác của Panama Erika Mouynes cho biết Chính phủ nước này đã có chiến lược nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực, hoạch định có tầm nhìn hơn để cứu vãn uy tín quốc gia.

Bà Mouynes khẳng định quyết tâm của Panama nhằm thoát khỏi đánh giá tiêu cực này một cách lâu dài, tránh tình trạng ra vào liên tục "danh sách đen” của EU.

Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ chưa thực hiện được việc chuyển giao thông tin thuế tự động với tất cả các quốc gia EU nhưng vẫn được cho thêm thời gian để thực hiện các cam kết của mình, bởi vì họ đã áp dụng các thay đổi về mặt lập pháp để cho phép chia sẻ dữ liệu.

Quyết định này đã gây khó chịu cho Síp - một quốc gia thành viên EU bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ với Ankara - vì Thổ Nhĩ Kỳ không trao đổi dữ liệu thuế, các nhà ngoại giao EU cho biết. 

Thổ Nhĩ Kỳ cũng không chia sẻ dữ liệu thuế với Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ và Áo, các nước EU có cộng đồng lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ.

Bất chấp những thiếu sót không được giải quyết trong nhiều năm khi thời hạn kết thúc vào tháng 12, Ankara vẫn được cho thêm một năm nữa để bắt đầu chia sẻ dữ liệu với tất cả 27 quốc gia EU.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Panama bị đưa trở lại danh sách “thiên đường thuế”