Những trường hợp tuyệt đối không được tắm cho trẻ

Hà Kim| 16/03/2016 11:33
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Việc tắm cho trẻ rất cần sự cẩn trọng và chú ý cao vì cơ thể các bé rất yếu. Cha mẹ nên lưu ý những trường hợp dưới đây để tránh tắm cho con hóa thành hại con.

Tắm cho trẻ nhẹ cân, sinh non phải cẩn thận

Trẻ nhẹ cân, sinh non dưới 2,5kg đều có cơ thể rất yếu, chất béo dưới da mỏng, chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể yếu. Trẻ sinh non rất nhạy cảm với sự biến động nhiệt độ môi trường. Vì vậy, đối với những đứa trẻ này, cần đặc biệt cẩn thận để quyết định việc tắm.

Cũng lưu ý rằng, nhiệt độ môi trường xung quanh thích hợp để cho con tắm là 26-28 độ C, nhiệt độ nước ở 40-42 độ C.

Những trường hợp tuyệt đối không được tắm cho trẻ

Không tắm khi trẻ bị sốt quá cao

Tắm khi sốt quá cao

Trong thời gian con sốt cao, nếu vẫn cố tình tắm bé có thể khiến trẻ ớn lạnh, co giật và thậm chí đôi khi hành động này còn làm cho lỗ chân lông của trẻ co lại, khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Có lúc lại làm huyết quản, mao mạch da toàn thân nở to, xung huyết, làm cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể trẻ cung cấp máu không đủ.

Ngoài ra, sau khi sốt, sức đề kháng rất kém, nếu tắm ngay dễ bị phong hàn dẫn đến sốt tái phát hoặc sốt nặng hơn. Chính vì vậy trẻ đỡ sốt sau 48 tiếng mới cho tắm.

Tắm khi bé có biểu hiện mệt mỏi

Khi thấy con quấy khóc, mệt mỏi, nhiều bậc phụ huynh cứ nghĩ cho con đi tắm sẽ giúp cơ thể bé sảng khoái, tỉnh táo hơn. Điều này là hoàn toàn sai lầm vì khi cơ thể bé mệt mỏi, khả năng tuần hoàn máu và khí huyết lưu thông giảm mạnh, tắm có thể khiến bé mệt mỏi hơn, dễ bị cảm đột ngột. Cách tốt nhất là để bé nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe rồi mới cho bé đi tắm.

Tắm sau khi bé được tiêm chủng

Những trường hợp tuyệt đối không được tắm cho trẻ

Sau khi tiêm phòng định kỳ, mẹ không nên tắm cho bé ngay

Sau khi tiêm phòng định kỳ, mẹ không nên tắm cho bé ngay, để ngăn ngừa việc tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé qua vết tiêm, làm da bé bị kích ứng, sưng, viêm, mẩn đỏ.

Nguồn nước tắm cho bé không thể đảm bảo là nước cất tinh khiết 100%, vì thế mà vị trí kim tiêm tiếp xúc với da bé rất dễ bị viêm nhiễm khi mẹ cho bé tắm.

Tắm khi bé vừa ăn xong

Tắm ngay sau khi ăn rất dễ khiến bé bị nôn trớ do có quá nhiều áp lực đặt lên chiếc bụng đang no căng của bé với dạ dày đang được mở rộng. Hơn nữa, việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ cũng bị ảnh hưởng vì tắm ngay sau khi ăn làm các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu đổ vào da nhiều hơn còn máu cung cấp cho hệ tiêu hóa giảm.

Tắm khi bé nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy

Việc tắm cho con khi bé đang nôn mửa liên tục không phải là ý hay. Nó thậm chí còn khiến trẻ buồn nôn hơn khi trẻ bị dịch chuyển liên tục. Khi trẻ nôn mửa nên cho trẻ nằm yên một chỗ nghỉ ngơi, chăm sóc, hết nôn toàn toàn mới tắm.

Tắm khi da bị tổn thương

Những trường hợp tuyệt đối không được tắm cho trẻ

Khi da trẻ bị tổn thương, mẹ không nên cho con đi tắm

Khi da trẻ bị tổn thương, chẳng hạn như bệnh chốc lở, nhọt, sưng, bỏng, chấn thương hở da…,mẹ không nên cho con đi tắm. Vết tổn thương trên da có thể lan rộng khi gặp nước hoặc bị nhiễm trùng nếu nguồn nước không sạch.

Tắm cho trẻ vào ban đêm

Tắm đêm, dù bằng nước nóng cũng khiến các tĩnh mạch giãn ra, hạ huyết áp, bé bị huyết áp thấp dễ xuất hiện hiện tượng thiếu máu não, nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê.

Tắm khi bé đói

Khi bé đói, lượng đường trong máu của bé lúc này đang bị hạ thấp. Ngay cả người lớn tắm vào lúc này cũng không có đủ năng lượng tiêu hao cần thiết cho cơ thể, có thể dẫn đến chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, thậm chí là đột quỵ.

Cho bé nằm điều hòa ngay sau khi tắm

Nhiều bậc cha mẹ bất cẩn không để ý tắt điều hòa trong phòng khi cho bé đi tắm, đến khi bé tắm xong, vào gặp nhiệt độ lạnh đột ngột sẽ bị ảnh hưởng xấu đến tim, huyết áp và hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, làm cho máu lên não chậm. Trẻ nhỏ sức đề kháng và hệ miễn dịch vô cùng non nớt, việc nằm điều hòa ngay sau khi tắm rất dễ gặp tai biến và có nguy cơ tử vong cao.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những trường hợp tuyệt đối không được tắm cho trẻ