Những thông tin đáng lưu ý trên hộ chiếu vaccine điện tử

Minh Anh| 23/03/2022 10:22
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chứng nhận tiêm chủng điện tử hiển thị các thông tin cá nhân và thông tin tiêm chủng của người sử dụng thông qua mã QR code. Hộ chiếu vaccine điện tử này sẽ kết nối với các quốc gia châu Âu.

Thông tin được đưa ra tại Hội thảo trực tuyến chiều 22/3 triển khai chứng nhận điện tử tiêm vaccine COVID-19. Đại diện 63 địa phương và 4 viện vệ sinh dịch tễ tham dự.

Bộ Y tế đã ban hành biểu mẫu và quy trình cấp hộ chiếu cũng đã được ban hành, chứng nhận sẽ hiện thị các thông tin cá nhân và thông tin tiêm chủng thông qua QR Code có hạn sử dụng 12 tháng.

Phần mềm này đã được thử nghiệm tại Bệnh viện K, Bệnh viện E và Bệnh viện Bạch Mai. Qua triển khai, các bệnh viện đề xuất sửa đổi về biểu mẫu và quy trình cấp hộ chiếu.

Được biết, từ cuối năm 2021, Đại sứ quán Anh và PATH đã hỗ trợ Bộ Y tế liên kết dữ liệu tiêm chủng quốc gia theo chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới, Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh ban hành nhằm tạo điều nhằm tạo điều kiện cho việc di chuyển trong và ngoài nước.

ho-chieu-vaccine-the-thong-hanh-xanh-1631671920627397646226.jpeg
Việt Nam triển khai hộ chiếu vaccine điện tử. (Ảnh minh họa)

Qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an, đã có trên 76,6 triệu người dân tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19, trong đó có 3,5 triệu người đã tiêm nhưng không có chứng minh thư hoặc sai định dạng. Điều này ảnh hướng tới việc triển khai hộ chiếu vaccine.

Chứng nhận tiêm chủng điện tử hiển thị các thông tin cá nhân và thông tin tiêm chủng của người sử dụng thông qua mã QR code.

Có 11 trường thông tin hiển thị gồm: Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; Quốc tịch; Bệnh dịch mà chứng nhận nhắm tới; Số mũi tiêm đã nhận; Ngày tiêm; Liều số; Vaccine; Sản phẩm Vaccine, Sản phẩm vaccine; Nhà cung cấp hoặc sản xuất vaccine; Mã số của chứng nhận.

Các thông tin trên sẽ được ký số, mã hóa và được đóng gói dưới dạng QR định dạng 2D. Quy trình cấp Hộ chiếu vaccine gồm 3 bước; hạn sử dụng là 12 tháng.

Đến thời điểm hiện tại, tỉ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam đã đạt mức rất cao trong khu vực và quốc tế. Việt Nam đang dần bước vào giai đoạn phục hồi hoạt động kinh tế - xã hội.

Kể từ cuối năm 2021, Việt Nam đã nỗ lực phát triển giấy chứng nhận tiêm vaccine phòng COVID-19 điện tử để chuẩn bị cho việc đón khách quốc tế trở lại. Chính phủ đã tuyên bố chính thức mở cửa lại hoạt động du lịch từ ngày 15/3/2022.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã rất tích cực, chủ động đàm phán, đẩy nhanh quá trình công nhận lẫn nhau hộ chiếu vaccine với các quốc gia/vùng lãnh thổ.

Theo đó, tính đến ngày 17/3/2022, Việt Nam đã đạt được thoả thuận về công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 17 quốc gia, bao gồm Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Nhật Bản, Australia, Cộng hoà Belarus, Cộng hoà Ấn Độ, Vương quốc Campuchia, Cộng hoà Philippines, Cộng hoà Maldives, Nhà nước Palestine, Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hoà Ả Rập Ai Cập, CHXHCNDC Sri Lanka, New Zealand, Cộng hoà Singapore, Cộng hoà Saint Lucia và Hàn Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những thông tin đáng lưu ý trên hộ chiếu vaccine điện tử