Những thông tin cần biết về Nghị định 131/2021/NĐ-CP

Hương Lê| 07/08/2022 11:21
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Nghị định 131/2021/NĐ-CP của Chính Phủ, quy định chi tiết về việc công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng và các biện pháp thi hành Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH 9/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng.

Đối tượng áp dụng

Người có công với cách mạng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh.

Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh.

Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan với chính sách ưu đãi người có công theo quy định của Pháp lệnh.

Căn cứ lập hồ sơ

1. Người còn sống hoặc người đã hy sinh, từ trần sau ngày 30 tháng 6 năm 1999; thì căn cứ vào bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ; có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:

on3.jpg
Những thông tin cần biết về Nghị định 131/2021/NĐ-CP. Ảnh minh họa

a) Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1962 trở về trước do cơ quan; tổ chức có thẩm quyền quản lý.

b) Lý lịch khai trong Cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW; ngày 01 tháng 3 năm 1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III).

c) Lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 hoặc người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

2. Người đã hy sinh, từ trần từ ngày 30 tháng 6 năm 1999 trở về trước thì căn cứ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:

a) Bản sao được chứng thực từ lý lịch theo quy định tại khoản 1 Điều này, từ hồ sơ khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hoặc từ hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, bảo tàng lịch sử từ cấp huyện trở lên.

b) Bản trích lục hồ sơ liệt sĩ.

c) Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và cấp phép xuất bản.

Điểm mới về điều kiện, tiêu chuẩn công nhận thương binh

Theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, điều kiện, tiêu chuẩn công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (gọi chung là thương binh) quy định tại Khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, đơn cử như:

Địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng được xác định theo quy định tại Phụ lục III Nghị định 131/2021. (So với hiện hành, bổ sung địa bàn địch chiếm đóng).

Địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn là địa bàn có điều kiện tự nhiên hiểm trở, khắc nghiệt, khó khăn dễ xảy ra tai nạn, bao gồm các địa bàn theo Phụ lục IV Nghị định 131/2021. (So với hiện hành, bổ sung địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo).

Trực tiếp phục vụ chiến đấu là thực hiện nhiệm vụ lúc trận đánh đang diễn ra hoặc khi địch đang bắn phá: cứu thương, tải thương, tải đạn, đảm bảo thông tin liên lạc, bảo vệ hàng hóa, các trường hợp đảm bảo chiến đấu.

Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm là trực tiếp thực thi nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giao nhằm điều tra, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ đối tượng phạm tội hoặc ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội…

Hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi

Cá nhân viết bản khai theo Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định này; gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú; kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ; theo quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm xác nhận bản khai; và gửi đầy đủ giấy tờ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này.

Cơ quan có thẩm quyền trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ; có trách nhiệm xem xét, ban hành quyết định công nhận; theo Mẫu số 49 Phụ lục I Nghị định này và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động -Thương binh và Xã hội; nơi người hưởng trợ cấp thường trú để giải quyết chế độ ưu đãi.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng; trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; theo Mẫu số 50 Phụ lục I Nghị định này; đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn quy trình công nhận người hoạt động cách mạng; trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 thuộc quân đội, công an.

(1) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những thông tin cần biết về Nghị định 131/2021/NĐ-CP