Một thủ đô đầy náo nhiệt, hào hùng của nơi có lịch sử hàng ngàn năm văn hiến Hà Nội mang trong mình những nét đẹp không thể lẫn với nơi đâu. Hãy cùng nhìn lại nét văn hóa từ thời cha anh chúng ta để cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp đó.
Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng. Đây cũng là một nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội.
Hàng Gai là một con phố thuộc quận Hoàn Kiếm, trong khu phố cổ Hà Nội, đi từ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đến phố Hàng Bông. Phố Hàng Gai có chiều dài 252 mét. Phố Hàng Gai nguyên là đất phường Đông Hà (nửa phố phía Đông) và phố Cổ Vũ (nửa phố phía Tây), đều thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương cũ. Phố Hàng Gai đời xưa chuyên bán các thứ dây gai, dây đay, võng, thừng...Nhưng từ thế kỷ XIX, nghề in sách đã du nhập vào con phố này. Nhiều cửa hàng khắc ván, in sách và bán sách mở ra, đã đẩy các hàng bán dây gai lên phường Đông Thành, phố Bát Đàn.
Người dân qua lại trên phố hàng gai 1896
Một góc chợ trên phố cổ
Chùa Một Cột hay Chùa Mật còn có tên khác là Diên Hựu tự hay Liên Hoa Đài là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam. Chùa được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất. Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Vào năm 1049, vua Lý Thái Tông đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.
Hình ảnh chùa vào năm 1899
Phố Hàng Bạc nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội. Vào thời thuộc Pháp cuối thế kỷ XIX phố có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs (phố của những người đổi tiền). Từ năm 1945 phố được đổi tên thành Hàng Bạc. Nghề kim hoàn truyền thống trên phố Hàng Bạc ngày nay có lịch sử phát triển từ một làng nghề khác ở Bắc Bộ, đó là làng Làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Dưới triều vua Lê Thánh Tông (thế kỷ 15), vị quan thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín, ông vốn là người làng Châu Khê, được triều đình giao việc thành lập một xưởng đúc bạc nén (đơn vị tiền tệ dùng để trao đổi lấy hàng hoá) ở kinh thành Thăng Long (là Hà Nội ngày nay). Đầu thế kỷ 19, khi triều Nguyễn chuyển vào Huế có mang theo theo cả xưởng đúc bạc nén vào trong đó. Bấy giờ, phần lớn thợ Châu Khê còn ở Thăng Long vẫn tiếp tục với nghề kim hoàn truyền thống của mình, họ thành lập phường thợ ở tại phố Hàng Bạc ngày nay. Ngoài ra, Hàng Bạc còn tập trung cả thợ vàng bạc ở Ðịnh Công và Ðồng Tâm tới lập nghiệp.
Hàng rong trên phố Hàng Bạc
Thời kì mậu dịch tại miền bắc với những tấm tem phiếu, xếp hàng mua thực phẩm theo thứ tự chắc có lẽ là những kí ức được nhiều bậc ông bà, cha mẹ nói với con cái mình. Hình ảnh về một thời kinh tế khó khăn, có mồ hôi và những giọt nước mắt. Nhưng vì có những hình ảnh, có những giây phút như vậy mới làm nên một thủ đô văn minh, đẹp đẽ như ngày hôm nay.
Mậu dịch viên đẩy xe rau trên phố, 1970
Kem bốn mùa trên Hồ Hoàn kiếm