Những "nạn nhân khỏe mạnh" của coronavirus

Trâm Anh (theo AFP/Reuters)| 08/02/2020 11:46
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Virus hiện đã cướp đi hơn 724 mạng sống, chủ yếu ở Trung Quốc, nhưng cũng đã lan sang 27 quốc gia khác và bắt đầu ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đầu tiên là ôtô

Hoạt động Hyundai của Hàn Quốc - nhà máy sản xuất ô tô năng suất cao nhất thế giới - trở nên im ắng mấy ngày qua khi nó buộc phải đình chỉ hoạt động tại khu phức hợp Ulsan khổng lồ vì bị thiếu các linh kiện do sự bùng phát coronavirus làm tê liệt sản lượng công nghiệp của Trung Quốc.

Mạng lưới năm nhà máy của Hyundai có thể tạo ra 1,4 triệu xe mỗi năm được đặt ở khu vực ven biển nhằm thuận lợi cho việc nhập khẩu linh kiện và xuất khẩu ô tô trên toàn cầu.

Nhưng trong thời đại nền kinh tế toàn cầu liên kết hơn bao giờ hết, sự bùng phát coronavirus ở Trung Quốc đã khiến ​​các nhà máy đặt hàng Bắc Kinh buộc phải đóng cửa ở một số khu vực để cách ngăn chặn dịch bệnh đã khiến nguồn cung cấp linh kiện cho các nhà máy của Hyundai không thể hoạt động.

Những

Các nhà phân tích ước tính 5 ngày nghỉ hoạt động của Hyundai sẽ khiến công ty thiệt hại ít nhất 600 tỷ won (500 triệu đô la)

Huyndai - với công ty liên kết Kia được xếp hạng là nhà sản xuất ôtô lớn thứ năm trên thế giới - đã hết dây điện kết nối các thiết bị điện tử phức tạp của xe.

Họ đang phải tạm ngừng sản xuất tại các nhà máy của mình trên khắp Hàn Quốc, khiến 25.000 công nhân phải nghỉ việc và vì thế mà giảm một phần tiền lương. Họ chính là những nạn nhân không nhiễm virus của dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc.

Tác động của dịch bệnh đối với Hyundai sẽ rất đáng kể, với các nhà phân tích ước tính việc đóng cửa 5 ngày của Hàn Quốc sẽ khiến hãng thiệt hại ít nhất sáu trăm tỷ won (500 triệu USD).

Việc đình chỉ hoạt động của Huyndai không phải là thiệt hại duy nhất của công ty: Kia sẽ đình chỉ ba nhà máy trong một ngày vào thứ Hai tới, đơn vị sản xuất ôtô Pháp của Hàn Quốc, Renault đang xem xét dừng hoạt động tại Busan vào tuần tới, và Giám đốc điều hành Fiat Chrysler Mike Manley nói rằng công ty của ông có thể buộc phải tạm dừng một trong những nhà máy ở châu Âu.

Các nhà phân tích cũng đã cảnh báo về những rắc rối lớn hơn nếu Bắc Kinh kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thêm nữa vì coronavirus - mà theo số liệu chính thức đã lây nhiễm gần 35.000 người ở Trung Quốc và giết chết 724 người - vẫn đang tiếp tục lây lan.

"Vấn đề lớn nhất là chúng ta không biết sự bùng phát ở Trung Quốc sẽ diễn ra như thế nào", ông Cheong In-kyo, giáo sư kinh tế tại Đại học Inha của Hàn Quốc cho biết. "Các công ty Hàn Quốc phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc trong việc sản xuất các bộ phận và linh kiện. Vấn đề là ngay cả khi chỉ thiếu một bộ phận rất nhỏ, bạn cũng không thể làm gì được."

Những

Các nhà máy tại Trung Quốc của Toyota đã phải tạm dừng hoạt động bởi coronavirus

Đại gia ôtô Nhật Bản Toyota cũng đã thông báo sẽ tiếp tục đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc cho đến ngày 16 tháng 2, kéo dài thời gian đình chỉ thêm một tuần trong bối cảnh cuộc khủng hoảng coronavirus đang gia tăng.

"Sau khi xem xét các yếu tố khác nhau bao gồm cả những hướng dẫn từ chính quyền địa phương và khu vực... chúng tôi đã quyết định tiếp tục đình chỉ sản xuất tại tất cả các nhà máy của Toyota tại Trung Quốc cho đến ngày 16 tháng 2", phát ngôn viên Aaron Fowles nói.

Công ty Nhật Bản trước đây đã nói rằng các nhà máy sẽ chỉ đóng cửa cho đến ngày 9 tháng 2.

Fowles cho biết Toyota sẽ đưa ra quyết định tiếp theo về việc có nên gia hạn đình chỉ hay không tùy thuộc vào tình hình virus đang phát triển. "Đối với sản xuất ở các quốc gia khác, chúng tôi hiện đang điều tra xem liệu có bất kỳ tác động nào không," ông nói thêm.

Ông Mike Manley của Fiat Chrysler nói với tờ Thời báo Tài chính rằng công ty của ông cũng có thể ngừng sản xuất tại một nhà máy ở châu Âu vì vấn đề cung cấp từ Trung Quốc. Nếu chuyện này xảy ra thì Fiat Chrysler sẽ là công ty đầu tiên cho một nhà sản xuất ôtô châu Âu đình chỉ hoạt động.

Các nhà phân tích nói rằng việc dừng sản xuất của nhà máy này có thể là dấu hiệu đầu tiên về một hiện tượng xuất hiện trên khắp thế giới.

Sự gián đoạn này chỉ mới bắt đầu, ông nói thêm và cảnh báo nó sẽ lan rộng ra ngoài lĩnh vực ôtô bởi "không có một sản phẩm nào không được sản xuất tại Trung Quốc."

Quá phụ thuộc

Trước đây, ngành công nghiệp ôtô toàn cầu đã từng rơi vào tình trạng hỗn loạn khi một nhà máy điện tử Renesas duy nhất tại Nhật Bản - chế tạo một bộ vi điều khiển quan trọng và được sử dụng rộng rãi - đã bị ngừng hoạt động bởi trận động đất năm 2011 ở Fukushima.

Các nhà phân tích nói rằng sau sự kiện đó các đường cung đã trở nên đa dạng hơn nhiều.

Ferdinand Dudenhoeffer, giám đốc Trung tâm nghiên cứu ôtô của Đức cho biết: "Các nhà sản xuất ôtô có một hệ thống nhiều nguồn cung ứng vì rủi ro sẽ quá lớn khi chỉ có một nhà cung cấp ở một nơi cho một bộ phận cụ thể".

Vì vậy, tiêu chuẩn cho các bộ phận được cung cấp là có "ít nhất hai nhà cung cấp khác nhau", ông nói thêm rằng các nhà cung cấp bộ phận có xu hướng ở cùng khu vực với dây chuyền lắp ráp xe, "ngành công nghiệp xe hơi ở châu Âu hoặc châu Mỹ ít bị ảnh hưởng bởi những rủi ro của Trung Quốc hơn các nước châu Á như Hàn Quốc hay Ấn Độ ".

Nhưng việc tìm nguồn cung ứng dây điện từ ba công ty khác nhau đã thất bại trong việc bảo vệ các nhà máy của Hàn Quốc của Hyundai.

"Chúng ta nên có nhiều nhà cung cấp đa dạng hơn", một công nhân của Hyundai nói. "Thật xấu hổ vì chúng tôi không có gì để làm vào thời điểm này bởi vì chúng tôi quá phụ thuộc vào một quốc gia."

Mọi người đều bị ảnh hưởng

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thường là thời điểm bận rộn nhất đối với các hãng hàng không trong khu vực. Nhưng năm nay, hàng chục hãng hàng không quốc tế đã phải giảm hoặc tạm dừng các chuyến bay đến Trung Quốc trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh và khi số lượng hành khách giảm sút đột ngột.

Tuần vừa rồi, hãng hàng không hàng đầu của Hongkong Cathay Pacific cũng phải yêu cầu toàn bộ lực lượng lao động của mình nghỉ không lương trong vòng ba tuần, khi hãng hàng không này phải đối mặt với khủng hoảng sau sự bùng nổ của coronavirus mới.

Yêu cầu này cho thấy đây là thời gian khó khăn rõ ràng đối với Cathay, nơi bị đình chỉ hoạt động trong năm tháng bởi sự hỗn loạn chính trị và các cuộc biểu tình ở Hongkong và hiện đang bị tổn hại thêm bởi sự bùng phát của virus corona mới.

Trong một tin nhắn video tới 27.000 nhân viên của công ty, ông chủ hãng hàng không Augustus Tang đã yêu cầu nhân viên của mình nghỉ không lương tới ba tuần trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 để chia sẻ gánh nặng với công ty.

Ngoài việc ảnh hưởng tới hàng không và ngành sản xuất ôtô, dịch coronavirus còn ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực khác bởi Trung Quốc còn là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đặc biệt với Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của nước này.

Xuất khẩu sang Mỹ từ Trung Quốc và Hongkong kết hợp (nhiều hàng hóa được vận chuyển qua trung tâm tài chính này) tổng cộng hơn 450 tỷ đôla vào năm ngoái, tiếp theo là Nhật Bản với hơn 150 tỷ đôla. Hàn Quốc và Việt Nam cũng nhập khẩu hàng hóa trị giá hơn 100 tỷ USD từ Trung Quốc.

"Trung Quốc đã trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, chiếm khoảng một phần năm sản lượng sản xuất toàn cầu", Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng Tập đoàn Moody cho biết.

Các nước láng giềng sẽ bị ảnh hưởng bởi chuỗi cung ứng trước tiên, ông nói, đầu tiên là Đài Loan và Việt Nam, tiếp theo là Malaysia và Hàn Quốc.

Các tác động ở Mỹ sẽ chậm hơn bởi chiều dài của các đường cung, Kristin Dziczek thuộc Trung tâm nghiên cứu ôtô ở thành phố Ann Arbor, bang Michigan cho biết, nhưng sẽ có tác động thứ yếu đến các bộ phận từ các thị trường nước ngoài khác sử dụng các linh kiện sản xuất tại Trung Quốc.

Các nhà sản xuất và nhà cung cấp đã "đánh giá và lập kế hoạch làm thế nào để điều hướng sự gián đoạn", cô nói. "Nhưng thật khó để thay đổi nhanh chóng trong môi trường này khi mọi người đều bị ảnh hưởng."

 

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những "nạn nhân khỏe mạnh" của coronavirus