Trong phiên toà chiều mưa hôm ấy diễn ra hai phiên toà, đặc điểm chung của hai bị cáo là đều đang ở độ tuổi sinh viên cắp sách tới trường.
Đánh mất tương lai vì suy nghĩ lầm lạc
Thay vì chăm chỉ học hành, trở thành những công dân có ích, họ lại ra Toà để trả giá cho suy nghĩ lầm lạc, lối sống buông thả. Những giọt nước mắt cay đắng của hai cựu sinh viên cũng là bài học chung cho bạn bè cùng trang lứa đến dự phiên toà…
Trần Quang Duy (SN 1986, ngụ tại phường 9, quận 8) là sinh viên của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Sau giờ học, sở thích duy nhất của Duy là lang thang trên mạng internet, “chát chít” tán gái. Duy kết bạn với một nickname là “xinh xinh”, qua đối tượng này, Duy được cung cấp thông tin dữ liệu về 22 thẻ tín dụng đã bị đánh cắp của người nước ngoài và cách thức đặt mua vé máy bay điện tử của hãng Hàng không Tiger Airways (Singapore). Dù biết rõ đây là mã số tài khoản thẻ tín dụng đã bị kẻ xấu “chôm chỉa” nhưng Duy vẫn bất chấp, ngang nhiên sử dụng tài khoản người khác.
Do rất thích đi du lịch nước ngoài nên Duy nghĩ cách lợi dụng phương thức bán vé máy bay điện tử, thanh toán điện tử bằng thẻ Visa Card, Master Card của hãng Hàng không Tiger Airways để… mua trộm. Duy truy cập vào trang web của hãng, sử dụng các số tài khoản thẻ tín dụng đã bị đánh cắp đặt mua vé máy bay khứ hồi của hãng Tiger Airways. Không chỉ xài một mình, Duy còn hào phóng “ban phát” vé máy bay trộm được cho rất nhiều bạn bè đi chơi.
Nhận thấy cách thức “đạo chích” này quá dễ, Duy nảy sinh ý định kiếm tiền bất chính bằng cách đặt mua vé máy bay của hãng Tiger Airways, sau đó bán lại cho những người có nhu cầu với giá thấp hơn chính hãng. Trần Quang Duy táo bạo cho đăng quảng cáo việc bán vé máy bay của hãng Tiger Airways với giá rẻ thông qua báo viết, mạng Internet, thậm chí y còn đi phát các tờ rơi quảng cáo cho các đại lý chuyên bán vé máy bay. Sau đó, Duy đã trực tiếp bán cho khách hàng có nhu cầu hoặc bán vé thông qua các đại lý vé máy bay tại Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trước vành móng ngựa, Duy khai đã đặt mua bất hợp pháp tổng cộng 97 vé máy bay của hãng Tiger Airways với tổng trị giá 10.200 USD, tương đương 164 triệu đồng để bán cho các cá nhân có nhu cầu sử dụng. Những người mua vé từ Duy cho rằng không biết rõ nguồn gốc số vé này do y mua bằng các thẻ tín dụng bị đánh cắp.
Trong số ba “quý ông” bị Công an bắt quả tang có Châu Văn Hồng (SN 1959) đang mua dâm em Phạm Thanh Loan chưa đến tuổi thành niên. Ngoài ra, các tiếp viên khai nhận khi đến nhà trọ Việt Vân bán dâm đã được Bùi Anh Tú “bật đèn xanh”, không cần kiểm tra giấy tờ, không vào sổ đăng ký. Số tiền bán bao cao su được Tú bỏ vào heo đất, cuối tháng đập ra để chia nhau. Trước vành móng ngựa, Tú bật khóc vì ân hận khi nhận mức án 5 năm tù, hậu quả của sự dễ dãi, thiếu ý thức pháp luật là Tú khiến việc học hành xem như “đứt gánh giữa đường”.
Đối với Trần Quang Duy, Toà nhận định thủ đoạn phạm tội của Duy rất mới, chưa từng xảy ra tại nước ta, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu tài sản của công dân được pháp luật quốc tế và Việt Nam bảo vệ, ảnh hưởng xấu đến sự hoạt động bình thường, an toàn của hệ thống mạng Internet nói chung và hệ thống thanh toán điện tử của các tổ chức tài chính nói riêng. Với hành vi phạm tội nêu trên, Toà tuyên phạt Duy 3 năm tù giam, buộc bị cáo nộp lại số tiền thu lợi bất chính để sung công quỹ Nhà nước. Vụ án Trần Quang Duy và Bùi Anh Tú là những bài học đắt giá cho những sinh viên thiếu rèn luyện đạo đức, sống buông thả. Các bị cáo bước nhanh lên xe bịt bùng về trại giam, để lại sau màn mưa trắng bạc những ánh mắt tiếc nuối của bạn bè và người thân.
An Dương