iPhone 6S hay Galaxy S6 cho phép bạn có thể quay phim chuyển động chậm (slow motion) ở tốc độ lên đến 240 khung hình/giây (fps). Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phim slow motion mà bạn cần nắm rõ như trong bài viết dưới đây.
Khung hình và tốc độ khung hình
Khi xem một video, bạn chỉ đơn thuần là xem một tấn các hình ảnh chuyển động bằng đôi mắt với ảo giác về sự chuyển động, và mỗi hình ảnh được gọi là một khung hình.
Tốc độ tiêu chuẩn cho một hình ảnh điện ảnh ở Mỹ là khoảng 24 fps. Điều này tạo ra một loạt khung hình lướt qua nhanh chóng, đủ nhanh để lừa bộ não của bạn nghĩ rằng mọi thứ đang chuyển động trước mắt mình.
Slow motion đang ngày càng được trang bị nhiều trên smartphone
Thực tế là bạn thực sự có thể quay phim với tốc độ khung hình cao hơn so với khả năng phát lại của các thiết bị. Vì vậy, nếu đang ghi hình ở chất lượng 48 fps, nhưng phát ở định dạng 24 fps có nghĩa là bạn chỉ đang xem nó ở một nửa tốc độ quay phim trước đó. Đây là cơ sở lý thuyết cho tính năng quay phim slow motion.
Ánh sáng và tốc độ màn trập
Một phần quan trọng của quay phim slow motion là tốc độ màn trập. Cơ bản, thông số này là tốc độ màn trập mở ra trong một phần nhỏ của giây, không để cho quá nhiều ánh sáng chiếu vào làm mờ hình ảnh. Điều đó nói rằng, hình ảnh chuyển động thực sự cần làm mờ để tạo ra ảo giác về sự chuyển động. Nếu tất cả mọi thứ quá sắc nét và nguyên sơ, nó sẽ trông rất giả tạo.
Ngược lại, khi đang ghi hình ở tốc độ chậm, sẽ rất cần thiết để giảm các hiệu ứng mờ một khi hình ảnh ở trên màn hình quá lâu.
Quy luật chung của tốc độ khung hình chính là mẫu số tốc độ màn trập (tức 1/48, 1/96, 1/144), nên thường được dùng để tăng gấp đôi tỷ lệ khung hình của bạn. Điều này rất dễ khi bạn đang sử dụng một máy ảnh DSLR cao cấp hoặc máy quay phim. Nó có nghĩa nếu bạn quay phim ở tốc độ 24 fps, tốc độ màn trập của bạn nên sử dụng là 1/48. Trong khi quay phim slow motion ở chất lượng 48 fps, nó phải là 1/96.
Nhiều máy ảnh chuyên nghiệp cũng cung cấp chức năng quay phim slow motion
Trong nhiều máy ảnh dòng cinema (tối ưu thêm khả năng quay phim), một thông số khác được cung cấp có tên Shutter Angle (tạm hiểu là góc chụp). Thông thường, nếu đặt nó ở góc 180 độ nó sẽ tự động điều chỉnh tốc độ màn trập cho bạn. Một số nhà quay phim muốn quan tâm đến tốc độ màn trập hay góc chụp tùy thuộc vào sở thích phong cách của họ, và bạn có thể làm bất cứ điều gì mà mình thích tùy thuộc vào tình trạng và mức độ chuyên môn cá nhân.
Tuy nhiên, tăng tốc thời gian chụp của màn trập sẽ giảm khả năng tiếp nhận ít ánh sáng. Có nghĩa là bạn phải thực hiện tại một khu vực có ánh sáng tốt, còn không phải mở khẩu độ của máy ảnh hoặc tăng ISO. Cả hai đều có thể làm ảnh hưởng cho chất lượng hình ảnh khi nó khiến hình ảnh quá mờ (và khó tập trung), hoặc quá sần sùi.
Ghi hình ngoài trời vào một ngày tươi sáng sẽ rất có ích cho bạn, nhưng nếu đang chụp trong nhà bạn sẽ cần phải bổ sung ánh sáng, chẳng hạn sử dụng đèn trợ sáng tiêu chuẩn hoặc thậm chí là chuyên nghiệp.
Giả hiệu ứng slow motion
Có nhiều cách để làm giả hiệu ứng slow motion, nhưng thực tế không cách nào là tuyệt vời nhất. Chẳng hạn, bạn có thể tiến hành ghi hình ở chất lượng 24 fps, sau đó thực hiện chỉnh sửa để kéo dài thêm khoảng 50% tốc độ so với bản gốc. Phần mềm chỉnh sửa của bạn sẽ làm điều đó, nhưng vấn đề là khung hình sẽ được tái sử dụng, về cơ bản bạn sẽ chỉ được xem khung hình ở một nửa tốc độ bình thường của nó, làm xóa bỏ các ảo giác khi xem phim.
Bạn cũng có thể giả lập phim slow motion bằng phần mềm, nhưng chưa thực sự xuất sắc
Ứng dụng After Effects tại địa chỉ https://alternativeto.net/software/adobe-after-effects/ có thể thêm hình ảnh phụ để tăng trải nghiệm, nhưng thực tình vẫn chưa ấn tượng. Twixtor cũng là một công cụ tuyệt vời khi có giá phù hợp, tuy nhiên bạn nên ghi hình ở tốc độ khung hình cao hơn.
Mặc dù điều này không thực sự ấn tượng, nhưng dù sao khung nhân tạo vẫn tốt hơn nếu bạn đang muốn thực hiện một đoạn phim siêu chậm.
Bạn có thể làm điều này ghi nội dung ở chất lượng 60 fps, sau đó chỉnh sửa thông tin bằng phần mềm.