Con số 13 được biết đến là con số xui xẻo, mang lại nhiều điều đáng sợ. Tuy nhiên, bên cạnh con số này, nhiều quốc gia còn “kiêng” những con số khác như 39, 11…vì họ quan niệm nó mang lại bất hạnh.
Không rõ lý do gì nhưng người dân Afghanistan vô cùng sợ sự xuất hiện của con số 39. Họ tránh sử dụng số 39 ở cả số phòng khách sạn, số điện thoại di động, số điện thoại nhà, thậm chí cả địa chỉ nhà riêng. Đặc biệt ở Kabul, nếu không may chủ nhân một chiếc xe trị giá 12.000 USD, nhưng biển số xe có số 39, họ sẵn sàng bán bỏ chiếc xe với giá trị chỉ bằng một nửa. Hay như số điện thoại của ai có con số này, họ sẽ đổi số điện thoại hoặc nhắn bạn bè dùng chức năng đổi số , nếu không sẽ chẳng có ai dám bắt máy khi họ gọi.
Với những người đến tuổi 39, họ không dám nói con số tuổi thật của mình. Nếu có ai hỏi tuổi, họ sẽ trả lời "tôi gần 40", "tôi qua 38 tuổi"...
Con số 11 trở thành con số đáng sợ nhất với người dân Mỹ khi Tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới đứng gần nhau giống như số 11 khổng lồ, bị máy bay khủng bố đâm đổ vào ngày 11/9. Ngày này là ngày thứ 254 của năm. Tổng các con số này cũng là 11. Và không biết vô tình hay cố ý, chiếc máy bay đâm vào tòa tháp, cũng là chuyến bay số 11.
Số lượng người trên chuyến bay hôm đó có 11 thành viên phi hành đoàn và 92 hành khách (tổng 9+2 cũng là 11).
Xâu chuỗi các sự kiện có liên quan, người ta còn đưa ra những điều trùng hợp bất ngờ khác như: chữ NEW YORK CITY có 11 chữ cái, AFGHANISTAN có 11 chữ cái, RAMSIN YUSEB (khủng bố đe dọa phá hủy tòa Tháp Đôi năm 1993) có 11 chữ cái, GEORGE W. BUSH có 11 chữ cái.
Còn đối với người Ý, con số 17 lại tượng trưng cho cái chết, khi viết dưới dạng số La Mã là XVII. Nó cũng có thể biến đổi thành VIXI, trong tiếng Latinh nó được dịch là "Tôi đã sống", ở thì hiện tại nó lại ám chỉ "Cuộc đời tôi đã kết thúc".
Vì lý do này, Ý không bao giờ để con số 17 trên các máy bay.
Ngoài ra, số 17 được coi là không may mắn bởi vì đó vào ngày 17 - ngày đầu của trận lụt (đây là một trong những sự kiện hiếm hoi trong Kinh Thánh mà được ghi chính xác ngày). Khi ngày 17/11 (Ngày của người chết), rơi vào thứ sáu, người ta sẽ gọi cả tháng đó là “Tháng của người chết”.
Cũng theo cách suy luận này, người Trung Quốc lại tránh nói tới con số 250 vì cho là nó thể hiện sự xúc phạm. Lý do được giải thích là trong ngôn ngữ của Trung Quốc, 250 được phát âm là "Èr bǎi wǔ" (đọc là o pái ủ) nghĩa à 250 nếu dịch nghĩa đen. Tuy nhiên, đây lại là một câu chửi bằng tiếng Trung, nghĩa là “thằng ngu”, “vô dụng” hoặc “vô tích sự”.
Bên cạnh những con số này, con số 26 cũng bị con là con số “đen” với người Ấn Độ. Người Ấn Độ coi số 26 là con số chết chóc. Các trận động đất tàn phá Gujarat, gây ra cái chết của 20.000 người xảy ra vào ngày 26/1/2001. Ngày 26/12.2004 một trận sóng thần khủng khiếp đã giết chết gần 230.000 người. Vào ngày 26/52007 một quả bom phát nổ ở phía đông bắc của Ấn Độ khiến nhiều người chết và bị thương.
Ngày 26/7/2008 một quả bom phát nổ ở Ahmedabad cũng khiến rất nhiều người chết và bị thương. Cuối cùng, chính xác vào ngày 26/11/2008, ở Ấn Độ xảy một loạt các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu.
Bên cạnh đó, khi lấy 2+6, kết quả sẽ cho ra là 8. Trong số học số 8 tượng trưng cho sự tàn phá, khó khăn, thất bại.
Mới đây nhất, người ta lại suy luận con số 7 đáng sợ là được coi là con số “đen”, chết chóc của các hãng hàng không trên thế giới vào năm 2014. Điển hình là ngày 24/7, chuyến bay mang số hiệu AH5017 đang bay từ Ouagadougou (Burkina Faso) đến Algiers (Algerie) chở 116 người đã đâm xuống đất ở Niger hoặc Mali.
Ngày 23/7, chiếc máy bay ATR72 mang số hiệu GE222 của Đài Loan phải hạ cánh khẩn cấp tại vùng đang chịu ảnh hưởng của cơn bão Matmo thì rơi từ độ cao khoảng 28 m xuống một tòa nhà khiến 48 người thiệt mạng.
Sự mất tích bí ẩn của chuyến bay mang số hiệu MH370 (là chiếc Boeing 777) hôm 8/3 và vụ tai nạn của MH17 càng khiến người ta bị ám ảnh bởi con số 7. Đặc biệt hơn nữa, MH17 của Malaysia Airlines bay chuyến đầu tiên vào ngày 17/7/1997 và tử nạn vào ngày 17/7/2014, sau đúng 17 năm.