Sức Khỏe

Nhật Bản: Số ca nhập viện do bệnh phổi và tim mạch giảm đáng kể từ khi xuất hiện các sản phẩm không khói

Phú Nhân 06/04/2023 - 20:37

Trung tâm dữ liệu Y tế Nhật Bản (JMDC) đã công bố về tình hình khả quan về sức khỏe của người dân cùng thời điểm thuốc lá làm nóng (TLLN) hiện diện trên thị trường này trên tạp chí khoa học “Frontiers in Public Health”.

Tỉ lệ nhập viện COPD và IHD do hút thuốc lá giảm đáng kể

ty.jpg
So sánh xu hướng dự đoán và tỷ lệ nhập viện thực tế của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) sau khi thuốc lá làm nóng hiện hành tại thị trường Nhật Bản

Theo ghi nhận từ báo cáo, chỉ trong 3 năm từ 2017 đến 2020, tỷ lệ số ca nhập viện do bệnh COPD (phổi tắc nghẽn mạn tính) giảm từ 2,1% xuống dưới 1,8%.

Cũng trong thời gian này, có rất hiếm số ca bị chẩn đoán ung thư phổi do khói thuốc tại Nhật. Điều đáng lưu ý là thuốc lá làm nóng xuất hiện hợp pháp tại thị trường này kể từ năm 2017 khi mà nước Nhật có 7,3 triệu bệnh nhân mắc bệnh COPD và IHD (bệnh tim thiếu máu cục bộ).

Từ dữ kiện trên cho thấy quyết định đúng đắn của Chính phủ khi cho phép người hút thuốc tiếp cận hợp pháp các sản phẩm không khói và khuyến khích chuyển đổi. Chính điều này đã đóng góp vào thành quả của việc rút ngắn đáng kể tỉ lệ nhập viện bệnh nhân COPD do hút thuốc lá. 

Không chỉ có lĩnh vực điều trị COPD tạo nên thành tựu, Trung tâm Dữ liệu Y tế Nhật Bản còn ghi nhận một cột mốc đánh dấu sự chuyển đổi tích cực chưa từng có tại Nhật: tỷ lệ số ca nhập viện vì bệnh IHD trong giai đoạn từ 2017-2020 giảm từ 3% xuống khoảng 2,3%. 

ty2.jpg
So sánh xu hướng dự đoán và tỷ lệ nhập viện thực tế do bệnh tim thiếu máu cục bộ (IHD) sau khi thuốc lá làm nóng hiện hành tại thị trường Nhật Bản

Quả ngọt sau 8 năm hợp pháp hóa TLLN

Không chỉ ghi nhận những tính hiệu tích cực tác động lên sức khỏe cộng đồng, cụ thể là các bệnh nhân COPD, IHD, mà việc cho phép TLLN hiện diện trên quốc gia này còn đưa Nhật trở thành quốc gia đạt mục tiêu kiểm soát thuốc lá do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề ra. 

Chỉ sau 8 năm TLLN được cấp phép kinh doanh tại thị trường nội địa, lượng tiêu thụ thuốc lá điếu của người dân tại Nhật đã giảm gần 44%, so với mục tiêu 30% do WHO đặt ra cho các quốc gia thành viên. Đây được xem là một bước tiến nhảy vọt, bởi Nhật Bản từng là quốc gia đứng đầu trong việc tiêu thụ thuốc lá điếu.

Ghi nhận về quá trình cho phép TLLN được phép lưu hành hợp pháp, Bộ Y tế Nhật Bản đã đánh giá, xem xét và theo dõi tác động của các nhóm sản phẩm TLLN trên nhiều phương diện suốt quá trình trước và sau khi được kinh doanh tại thị trường. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật còn tham khảo các quy định hiện hành từ thị trường quốc tế trước khi ban hành về việc quản lý các sản phẩm thay thế không khói thuốc như TLLN, BS. Hiroya Kumamaru lý giải về quyết định cấp tiến cho phép thương mại hóa TLLN của Nhật Bản.

Nhật Bản không phải là quốc gia phát triển duy nhất có cái nhìn tích cực với TLLN. Trên thực tế, sản phẩm này còn được lưu hành, quản lý và kiểm soát hợp lý tại nhiều quốc gia Á - Âu khác như Anh Quốc, Hoa Kỳ, New Zealand, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, v.v...

Tại Hoa Kỳ, từ tháng 7/2020, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thẩm định và cho phép một sản phẩm thuốc lá  trong hàng loạt các hồ sơ thuốc lá không khói đệ trình lên cơ quan này, lưu hành dưới chỉ định "Giảm thiểu phơi nhiễm" với các chất có hại lên cơ thể so với thuốc lá điếu.

Từ điều này cho thấy, với các sản phẩm thuốc lá không khói cụ thể là thuốc lá làm nóng đã thông qua kiểm nghiệm khoa học khắt khe và được công nhận, sẽ đem lại kết quả tích cực cho quốc gia trong việc kiểm soát thuốc lá cũng như tác động tích cực về mặt sức khỏe lên cộng đồng. 

Tuy nhiên, tại Việt Nam, do thực trạng buôn lậu lan tràn từ nhiều năm nay nên khoa học của các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) gồm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử (TLĐT) đang bị “bóp méo” và trục lợi tại thị trường chợ đen. Đây không chỉ là vấn nạn của xã hội, cộng đồng, mà còn gây nhiều hệ lụy đến giới trẻ khi sản phẩm kém chất lượng, trá hình được bày bán ồ ạt và ngang nhiên trên thị trường, thậm chí là vỏ bọc chứa ma túy, chất cấm. 

Trên thực tế, từ năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã nhận ra nhu cầu tiêu dùng mới này, và sớm có chỉ đạo  các bộ ngành liên quan đề xuất quản lý đối với TLTHM. Từ đó đến nay đã hơn 6 năm ròng rã, nhiều Bộ, ngành đã lên tiếng ủng hộ luật hóa sản phẩm thuốc lá không khói này bằng Luật hiện hành (có thể kể đến Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Tài chính, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam...). Thế nhưng câu trả lời vẫn còn treo, bởi vẫn còn tồn tại một số quan điểm khác nhau không dựa trên cơ sở khoa học. 

Tham vấn về chính sách y tế công, ThS.BS. Lê Đình Phương, Trưởng khoa Nội tổng quát và Y học gia đình, Bệnh viện FV TP.HCM nhận định: “Nếu quản lý tốt TLLN thì sẽ giải quyết được vấn đề sử dụng sai mục đích!” - quan điểm này được đưa ra tại tọa đàm do Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức vào tháng 8 năm ngoái.

Cũng tại tọa đàm trên, trước những lo ngại cảm quan rằng TLTHM độc hại hơn thuốc lá điếu, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam đã làm rõ: "Mọi kết luận cần dựa trên bằng chứng khoa học, ý kiến chuyên gia chỉ là cấp độ thứ yếu so với tất cả những chứng cứ về mặt khoa học".

Viện dẫn cho phát biểu của mình, ông Ngọc nêu thêm bằng chứng khoa học uy tín. Cụ thể, kết quả nghiên cứu của Hội tim mạch châu Âu (công bố trên tạp chí Circulation) cho thấy: Nếu không đốt cháy điếu thuốc lá mà thay bằng hình thức làm nóng thì tỉ lệ sản sinh những chất độc trên tim mạch (trên chức năng tiểu cầu) giảm đi tới 95%. 

Cũng tại Châu Âu, cơ quan y tế của Đức cũng đúc kết một nghiên cứu với kết luận tương tự: Hàm lượng các chất gây hại trong khí hơi (aerosol) của TLLN có thể giảm đến 95% so với khói của thuốc lá điếu, theo TS.BS Đào Văn Tú, Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng, Bệnh viện K Trung ương.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, sự khác nhau cơ bản về cơ chế vận hành của các loại sản phẩm TLTHM khác nhau là điều cần nắm rõ. Đồng thời, cần phân biệt các sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng và những sản phẩm đã được các cơ quan y tế uy tín thẩm định, tạo nên cơ sở pháp lý để đưa ra quyết định ứng xử, quản lý phù hợp và hiệu quả. 

Việc cấp phép kinh doanh với những sản phẩm thuốc lá không khói giảm tác hại đã qua thẩm định khoa học, kết hợp với quy định pháp luật nghiêm ngặt sẽ giúp ngăn chặn sự tiếp cận của giới trẻ, đóng góp vào trụ cột thứ 3 về giảm tác hại do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng ngay từ những ngày đầu xây dựng Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC).

Trên phương diện toàn cầu, ngày càng có nhiều chuyên gia y tế quốc tế khẳng định: Các sản phẩm TLTHM dù không hoàn toàn vô hại, nhưng giảm tác hại đáng kể đối với người không thể cai thuốc lá.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhật Bản: Số ca nhập viện do bệnh phổi và tim mạch giảm đáng kể từ khi xuất hiện các sản phẩm không khói