Tật nghiến răng khi ngủ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây hại cho răng, cơ hàm như sâu răng, gãy răng nghiêm trọng hơn là có thể gây biến đổi hình dạng khuôn mặt và khiến bạn trông già nua hơn.
Những nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng là hiện tượng nghiến hoặc siết chặt một cách quá mức của hai hàm răng làm phát ra tiếng kêu trong khi đang ngủ, lâu ngày có thể dẫn đến mòn men và ê buốt răng. Vậy, nguyên nhân của tật nghiến răng là gì?
Nghiến răng có thể xuất phát từ sự lệch lạc của các răng khi các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch làm răng không được thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng cho nên chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không ăn khớp với nhau, khi ngủ do vô thức 2 hàm răng sẽ có xu hướng cọ sát vào nhau, nghiến chặt lại.
Uống nhiều rượu, đồ uống có cồn, cà phê, hút thuốc lá và các chất kích thích khác cũng là nguyên nhân gây nên tật nghiến răng. Nghiến răng còn do chức năng ở hệ thần kinh trung ương trong cơ thể bị rối loạn. Trẻ em bị suy dinh dưỡng, người già sức khỏe yếu, người bị thiếu hụt canxi trong cơ thể.
Bệnh nhân đang mắc một số bệnh lý răng miệng có thể dẫn đến hiện tượng nghiến răng khi ngủ như viêm nha chu, co cứng các cơ hàm, viêm khớp thái dương hàm.
Nghiến răng còn có thể do tác dụng phụ của một số thuốc gây nên như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc trị suy nhược cơ thể… Ngoài ra, các yếu tố tâm lý, stress hoặc lo lắng, hồi hộp thái quá, thần kinh căng thẳng, chịu nhiều áp lực trong công việc cũng làm cho tật nghiến răng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tác hại của tật nghiến răng
Khi hai hàm siết vào nhau trong một thời gian dài, tuỳ theo thời gian nghiến răng mà phần tiếp xúc dần dần sẽ bị mòn đi. Mặt tiếp xúc của răng bị mòn thấp xuống có thể phẳng, dẹt, có thể bị mòn men răng để lộ phần ngà, đây chính là nguyên nhân khiến cho răng nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh hoặc những thực phẩm chứa nhiều axit.
Khi nghiến răng mạnh và nhiều có thể làm cho bệnh nhân bị đau nhức đầu, rối loạn cơ khớp thái dương hàm, đau tai, có thể bị gãy răng…Nếu tật nghiến răng kéo dài mà không được điều trị kịp thời sẽ rất có hại cho răng và cơ hàm như sâu răng, gãy răng và nghiêm trọng hơn là có thể gây biến đổi hình dạng khuôn mặt, khiến bạn trông già nua hơn.
Mẹo hay đảm bảo chữa khỏi tật nghiến răng khi ngủ
Đậu đen hầm muối: Đậu đen đãi sạch, ninh nhừ như nấu chè nhưng thay vì cho đường ta cho muối. Lưu ý, chỉ cho lượng muối vừa đủ, cho nhiều muối quá sẽ khó ăn. Ăn hết cả cái và nước, sau 2-3 tuần, tật nghiến răng sẽ khỏi.
Pín lợn: Pín lợn rửa sạch, bóp với muối cho hết hôi, cắt khúc khoảng 5 cm cho vào một cái bát thêm chút gia vị, hấp cách thủy cho chín (không nên hầm quá nhừ sẽ mất tác dụng), rồi ăn trước khi ăn cơm. Ăn khoảng 9-10 ngày là hết. Đây là cách chữa trị tật nghiến răng khi ngủ rất hiệu quả được nhiều người áp dụng.
Ngoài ra, muốn giảm nhẹ và chấm dứt tật nghiến răng khi ngủ cần bổ sung canxi và flour cho răng chắc khỏe mỗi ngày. Thư giãn tinh thần giải tỏa stress, không sử dụng rượu, cà phê, thuốc lá.