Đối với Iran, việc sở hữu S-300 sẽ giúp quốc gia Hồi giáo này gia tăng tiềm lực quốc phòng trước Israel, quốc gia từng lớn tiếng đòi “xóa tên Mỹ và Iran khỏi bản đồ thế giới” hồi tháng 10/2005.
Ngày hôm qua (13/4), Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh dỡ bỏ lệnh cấm vận chuyển hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-300 cho Iran. Tổ hợp S-300 được đánh giá là “lá chắn tên lửa đầy uy lực” có thể chống lại những cuộc tấn công trên không.
Các nhà phân tích nhận định, việc Nga “lợi dụng” hội đàm Nhóm P5+11 về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran để ra quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí với nước Cộng hòa Hồi giáo này có lợi cho cả Moscow và Tehran.
S-300 sẽ giúp Iran gia tăng tiềm lực quốc phòng trước Israel
Iran “hồ hởi”, “phấn khích”
Trong tình hình Nga ngày càng trở nên căng thẳng với lệnh trừng phạt mà Mỹ và phương Tây “tung ra” với lý do Moscow “nhúng tay” vào cuộc xung đột ở miền đông Ukraine, thì việc nối lại hợp đồng cung cấp vũ khí cho Iran có thể giúp củng cố nền tài chính trong nước.
Trung tâm Phân tích của World Trade Arms ước tính rằng, sau khi hai bên bình thường hóa việc giao thương vũ khí, thì Nga có thể thu được khoảng 11 - 13 tỷ từ việc xuất khẩu vũ khí cho Iran.
Bên cạnh đó, các chuyên gia chính trị cũng cho rằng, quyết định của Tổng thống Vladimir Putin có thể được xem nước như nước cờ cao tay nhằm lôi kéo Iran gần lại phía mình trước “nguy cơ” quan hệ Tehran – Washington được cải thiện.
Mặt khác, đối với Iran, việc sở hữu S-300 sẽ giúp quốc gia Hồi giáo này gia tăng tiềm lực quốc phòng trước Israel, quốc gia từng lớn tiếng đòi “xóa tên Mỹ và Iran khỏi bản đồ thế giới” hồi tháng 10/2005.
Ông Hossein Sheikholeslam, thành viên của Hội đồng Cố vấn Hồi giáo Iran, cố vấn cho Chủ tịch Ủy ban các vấn đề đối ngoại, nhấn mạnh: “Giờ đây người Mỹ và các đồng minh của họ sẽ không thể làm lay chuyển sự cân bằng trong khu vực và đưa ra các điều kiện của mình từ vị thế một kẻ mạnh”.
Theo ông Sheikholeslam, quyết định cho phép vận chuyển S-300 đồng nghĩa với việc có thể xem Nga là một đối tác đáng tin cậy. Trước đó, lệnh cấm vận chuyển S-300 của Nga được xem như là một “cái gai” trong quan hệ giữa Moscow và Tehran, ông Sheikholeslam nhận định.
Còn người đứng đầu hãng thông tấn Mehr của nước này, ông Hassan Hanizadeh đã phát biểu với Sputnik rằng, động thái này đã đáp ứng được sự phấn khích to lớn đối với Iran.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300
Mỹ - Israel nổi giận
Washington và Tel Aviv đã vô cùng tức giận với quyết định này của Moscow.
Phát ngôn viên Nhà Trắng, ông Josh Ernest cho rằng, việc Nga dỡ bỏ lệnh cấm bán S-300 cho Iran có thể gây cản trở cho việc bàn thảo về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran, cũng như khả năng tiến tới dỡ bỏ lệnh trừng phạt quốc tế đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng lên tiếng phản đối quyết định của phía Nga.
Còn Israel - quốc gia luôn coi Iran là “kẻ thù không đội trời chung”, đã lên tiếng phản đối kịch liệt .Trong một thông báo, Bộ trưởng Tình báo Israel, ông Yuval Steinitz cho rằng, quyết định này có thể là minh chứng cho việc phát triển kinh tế của Iran sẽ được lợi dụng nhằm phục vụ cho việc cung cấp vũ khí chứ không phải vì phúc lợi của người dân nước này.
Thế nhưng, có vẻ khá mâu thuẫn khi cũng trong ngày 13/4, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra thông báo khẳng định rằng, việc dỡ bỏ lệnh cấm bán S-300 cho Iran của Nga sẽ không ảnh hưởng đến cuộc đàm phán giữa Nhóm P5+11 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức) và Iran nay về chương trình hạt nhân của Tehran.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán S-300 của Moscow cho Tehran được đưa ra sau khi các cuộc đàm phán của Nhóm P5+1 đã đạt được một thỏa thuận tạm thời về kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran. Thông báo chính thức của Điện Kremlin ngày 13/4 cho biết, sắc lệnh dỡ bỏ lệnh cấm vận bao gồm việc quá cảnh qua lãnh thổ của Liên bang Nga (trong đó có cả đường hàng không); dỡ bỏ lệnh cấm chuyển giao hệ thống phòng không S-300 của Nga cho Iran. Theo hợp đồng 800 triệu USD được ký kết năm 2007 giữa hai nước, Nga sẽ cung cấp S-300 cho Iran. Tuy nhiên, vào năm 2010, Tổng thống Dmitry Medvedev đã quyết định hủy bỏ thỏa thuận này do Liên hiệp quốc áp đặt lệnh trừng phạt Iran do chương trình hạt nhân gây tranh cãi của họ. Phía Nga khẳng định rằng, tổ hợp S-300 là hệ thống có tính chất phòng thủ và không đe dọa đến an ninh của bất kỳ quốc gia nào trong khu vực. |