NATO liệu có quá già khi bước sang tuổi 70?

Trâm Anh| 03/12/2019 18:56
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Các nhà lãnh đạo hôm nay đã tập hợp cho Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) nhưng với tâm trạng khác xa một lễ hội.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có vẻ sẽ thoát khỏi tình trạng “dễ vỡ”, nhưng liên minh dường như vẫn kém đàn hồi hơn nhiều so với trước đây. Khi các nhà lãnh đạo của nó tập hợp trong Hội nghị kỷ niệm 70 năm thành lập vào 3/12 tại London, họ sẽ cần phải cố gắng hết sức để khắc phục một số khác biệt của họ.

NATO liệu có quá già khi bước sang tuổi 70?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rời Washington vào thứ Hai để bay tới London để gặp các nhà lãnh đạo NATO nhân kỷ niệm 70 năm thành lập liên minh

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra nghi ngờ mục đích của liên minh thì mới đây Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng lo ngại về tương lai của nó. Bên cạnh hai người đó, giờ đây chúng ta còn có Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, người đang đề cập đến các vấn đề cơ bản nhất.

Trong bảy thập kỷ, một nguyên tắc cơ bản đã ràng buộc 29 thành viên của Liên minh Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO): đó là tin tưởng. Điều 5 của NATO quy định rằng một cuộc tấn công vào một thành viên là một cuộc tấn công vào tất cả - giống như câu nói bất hủ trong cuốn tiểu thuyết thế kỷ 19 "Ba chàng lính ngự lâm": "tất cả vì một và một vì tất cả."

Mặc dù vậy, phần lớn tinh thần đoàn kết đã tiêu tan khi ông Trump bước vào Nhà Trắng, tạo tiền đề cho một số căng thẳng ngày nay giữa Mỹ và các đồng minh, cũng như giữa các nước châu Âu.

Nhiều người trong số những đồng minh đó hiện đang đấu tranh để đáp trả “những động thái gây rối của Tổng thống Trump”.

Theo Jonathan Eyal, Phó Giám đốc của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) có trụ sở tại London và là chuyên gia NATO lâu năm, Anh tin rằng “ông Trump chỉ là một quang sai” và người kế nhiệm ông sẽ ủng hộ NATO. Macron, mặt khác, coi Tổng thống Trump là điềm báo cho các chính sách của Mỹ sắp tới, do đó châu Âu cần phải xây dựng lực lượng phòng thủ của riêng mình.

Theo như các nhà quan sát, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đến London để lại tiếp tục kêu gọi các nước châu Âu tăng cường chi tiêu quân sự, trong khi các quan chức NATO đang hy vọng một loạt các thông báo chi tiêu được Tổng thư ký Jens Stoltenberg báo cáo vào tuần trước sẽ xoa dịu Trump, người đã nổi cơn giận dữ tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2018 với các đồng minh châu Âu.

Tổng thư ký Stoltenberg hôm thứ Sáu đã báo cáo rằng vào năm tới, các đồng minh ngoài Hoa Kỳ sẽ tăng chi tiêu quốc phòng thêm 130 tỷ đôla so với năm 2016.

Trên đường đi, ông Trump khoe rằng ông đã thuyết phục các đồng minh châu Âu tăng cường chi tiêu quốc phòng trên twitter: "Kể từ khi tôi nhậm chức, số lượng đồng minh NATO thực hiện nghĩa vụ của họ tăng gấp đôi".

Cũng có nhiều sự phô trương xung quanh một hợp đồng trị giá hàng tỷ đô la được ký tuần trước với nhà sản xuất máy bay Boeing của Mỹ để nâng cấp các máy bay trinh sát AWACS của tổ chức.

Các thành viên NATO cũng đã đồng ý hạ thấp mức đóng góp của Hoa Kỳ vào ngân sách hoạt động tương đối nhỏ 2,5 tỷ USD của liên minh, nghĩa là Đức và các nước châu Âu khác - nhưng không phải Pháp - sẽ trả phải nhiều hơn.

Trump sẽ có cơ hội thảo luận về các biện pháp với Tổng thư ký Stoltenberg khi họ gặp nhau trước khi ông nói chuyện với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại buổi tiếp tân vào buổi tối ở Cung điện Buckingham.

Khi các nhà lãnh đạo NATO gặp mặt, sẽ có một loạt vấn đề mà họ phải giải quyết. Chẳng hạn, đó là chuyện xử lý Thổ Nhĩ Kỳ - "đứa con gây rắc rối" của NATO. Hay đó là chuyện đối phó với Trung Quốc - mối đe dọa ngày càng tăng với liên minh quân sự này, hay quan trọng hơn là việc cải tổ - vốn quyết định tới tương lai của NATO. 

Nội dung của cuộc họp rất mỏng, chỉ có một phiên họp kéo dài ba giờ, trong đó các nhà lãnh đạo dự kiến ​​sẽ ký vào một loạt các quyết định đã được các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của NATO đưa ra.

Chúng bao gồm biến không gian thành một vùng đầy đủ của xung đột - bên cạnh không gian trên bộ, trên biển, trên không và trên không gian mạng - cũng như một báo cáo mới về cách liên minh nên tiếp cận Trung Quốc và sự quyết đoán quốc tế ngày càng tăng của nước này.

Nhiều vấn đề chưa được giải quyết và sự thất vọng ngày càng tăng là những gì khiến Tổng thống Emmanuel Macron gần đây tuyên bố NATO đang "chết não". Ông nhấn mạnh liên minh này cần dừng chuyện suốt ngày nói về tiền bạc và dành nhiều thời gian hơn để giải quyết các vấn đề chiến lược cơ bản. Đáp lại, Đức đã đề nghị thành lập một hội đồng chuyên gia để xem làm thế nào NATO có thể thích nghi để giải quyết các câu hỏi chính trị hiệu quả hơn.

Sự sụp đổ của NATO đã được dự đoán nhiều lần kể từ khi mục đích chính của liên minh này - ngăn chặn Liên Xô - không còn nữa. Giờ đây, với nhiều vấn đề nảy sinh, tương lai của NATO vẫn còn mập mờ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
NATO liệu có quá già khi bước sang tuổi 70?