Năm 2021 đã có 47% thí sinh đăng kí xét tuyển trực tuyến

Anh Tuấn| 16/03/2022 15:42
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chiều nay, Bộ GDĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục Mầm non, tuyển sinh đại học năm 2022.

Theo như báo cáo của Bộ GDĐT, công tác tuyển sinh năm 2021 đã từng bước bổ sung hoàn thiện quy chế, quy trình tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường, cho thí sinh, đảm bảo quyền lợi của các bên; áp dụng CNTT triệt để trong tất cả các khâu tuyển sinh; giảm tối đa số thí sinh ảo…

Năm 2021 đã có 47% thí sinh đăng kí xét tuyển trực tuyến.

Đảm bảo quyền tự chủ của các trường; minh bạch thông tin, kết quả tuyển sinh.

uy9_1431.jpg
Ảnh minh họa. NC.

Kết quả tuyển sinh chính quy trong toàn hệ thống đạt cao nhất từ trước đến nay (530.069 đạt 92,65%; năm 2020 đạt 83,86%).

Kết quả tuyển sinh sư phạm tiệm cận được chỉ tiêu Bộ GDĐT đã giao: 49.673 đạt 95,81% so với tổng chỉ tiêu SP; năm 2020 là 35.936 đạt 61,58%.

Số cơ sở đào tạo tuyển sinh đủ chỉ tiêu đã tăng từ 33,95% năm 2020 lên 41,82% năm 2021.

Điểm trúng tuyển của khối sư phạm tăng; tỷ lệ thí sinh trúng tuyển tăng; mặt bằng điểm trúng tuyển của các ngành sức khoẻ đồng đều hơn so với các năm trước.

Phần mềm tuyển sinh và hỗ trợ tuyển sinh đáp ứng yêu cầu của quy chế, hệ thống ổn định.

Số thí sinh tham gia thi và xét tuyển tăng so với năm 2020; Tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển bằng phương thức khác đã tăng trong các năm trước;

Số nguyện vọng đăng kí xét tuyển tăng.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng ngành đào tạo giáo viên tăng 0,5 điểm so với năm 2020, cụ thể như sau: trình độ ĐH 19,0 (năm 2020 là 18,5); trình độ ĐH các ngành: Giáo dục Thể chất, Huấn luyện thể thao, Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật 18,0 (năm 2020 là 17,5); trình độ CĐ 17 (năm 2020 là 16,5).

Ngưỡng đảm bảo chất lượng ngành đào tạo sức khỏe có chứng chỉ hành nghề được giữ ổn định như năm 2020: các ngành Y khoa, Răng – Hàm – Mặt: 22,0; Y học dược cổ truyền, Dược học: 21,0; các ngành còn lại: 19,0.

Các ngành ngoài sư phạm và các ngành thuộc nhóm lĩnh vực sức khỏe không có chứng chỉ hành nghề do các trường tự xác định và công bố công khai.

Điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển và thí sinh trúng tuyển bằng phương thức khác trước khi xét tuyển đợt 1.

Tỷ lệ nhập học/trúng tuyển (theo kết quả lọc ảo lần 1) thấp hơn năm 2020.

Tổng kết quả nhập học nhìn chung của các ngành tăng hơn năm 2020.

Số thí sinh nhập học trình độ đại học nhóm ngành đào tạo giáo viên tăng.

Phân bổ chỉ tiêu đào tạo liên thông chính quy, đào tạo đối tượng người có bằng đại học CQ ổn định so với năm 2020.

Cũng theo báo cáo này, đã đưa ra những khó khăn hạn chế gặp phải như: Cập nhật các quy định về xã khó khăn, xã đặc biệt khó khăn, thôn khó khăn của Chính phủ, Ủy ban dân tộc (có thay đổi liên tục).

Các trường phải có bước điều chỉnh phương án, chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt năm 2021 đã phải tổ chức thi THPT lần 2 và một số lớn thí sinh xét tốt nghiệp đặc cách, sau đó phải áp dụng các phương thức xét tuyển như kết quả học bạ, kết quả thi ĐGNL...

Thời gian tuyển sinh kéo dài, làm ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo.

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị định số 116/2020/NĐ-CP, các nội dung đều là mới đối với địa phương và cơ sở đào tạo, và cũng đặt ra yêu cầu mới về quản lý nhà nước và vai trò điều phối của Bộ GDĐT.

Một số địa phương đã đăng ký nhu cầu để Bộ GDĐT xác định chỉ tiêu nhưng đã không triển khai đặt hàng, giao nhiệm vụ trong việc đào tạo sư phạm,… Lý do: phải cân đối, đồng bộ giữa nhu cầu đặt hàng đào tạo giáo viên và tuyển dụng tại địa phương (biên chế); một số địa phương gặp khó khăn trong kinh phí để đặt hàng đào tạo giáo viên.

Các trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức, tổ hợp xét tuyển cho một ngành, nhưng phân bổ chỉ tiêu không hợp lý, hoặc tuyển sinh không đúng với chỉ tiêu đã công bố cho từng phương thức xét tuyển, dẫn đến thiếu đảm bảo công bằng đối với thí sinh, gây hệ quả không tốt trong dư luận xã hội (ví dụ: điểm trúng tuyển quá cao bất thường, thí sinh 30 điểm cũng không đỗ vào ngành học đã lựa chọn…).

Khai báo chỉ tiêu tuyển sinh chưa thống nhất giữa các hệ thống (Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh, đề án tuyển sinh và trang nghiệp vụ).

Chưa thực hiện đúng kế hoạch, đủ, hết quy trình đối với việc xác định chỉ tiêu; xây dựng, công khai đề án tuyển sinh; xét tuyển, lọc ảo và báo cáo kết quả tuyển sinh.

Chưa kiểm soát được điều kiện sơ tuyển, do vậy thí sinh không đủ điều kiện vẫn trúng tuyển, và phải xử lý vấn đề sau khi thí sinh tiến hành nhập học.

Nhập điểm sàn, các điều kiện sơ tuyển lên hệ thống không đúng với đề án tuyển sinh đã công bố…

Một số trường không dự báo được thí sinh trúng tuyển nhập học, đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu.

Chưa có dự báo và có giải pháp để xử lý tình trạng thí sinh có điểm xét tuyển cao nhưng vẫn không trúng tuyển; Các trường chưa cảnh báo được và có giải pháp xử lý tình huống đối với các rủi ro, sai sót trong quá trình tuyển sinh.

Báo cáo số lượng thí sinh nhập học còn thiếu thiếu, thậm chí không nhập dữ liệu, nhập không đúng thời gian và cấu trúc quy định.

Một số cán bộ mới làm công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo chưa nắm bắt được rõ quy trình và nhiệm vụ, thậm chí còn có sai sót…

Đối với một số sở giáo dục đào tạo (điểm tiếp nhận): Một số thí sinh, cán bộ điểm tiếp nhận chưa nắm vững quy chế, quy định về ĐKXT, đối tượng ưu tiên, không thực hiện hết quy trình điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, hoặc đăng ký vào các ngành/trường không đủ điều kiện sơ tuyển.

Một số thí sinh ở các khu vực bị cách ly, không có mạng internet gặp khó khăn trong việc xác nhận nhập học.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Năm 2021 đã có 47% thí sinh đăng kí xét tuyển trực tuyến