Màu sắc của lưỡi “tố cáo” bệnh gì?

Hà Kim| 30/05/2016 13:31
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Bằng cách quan sát màu sắc và các đặc điểm của lưỡi, bạn có thể chẩn đoán một phần tình trạng sức khỏe của mình. Dưới đây sẽ là một số lời khuyên giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe thông qua màu sắc lưỡi.

Lưỡi nhiều mảng bám trắng

Màu sắc của lưỡi “tố cáo” bệnh gì?

Hiện tượng này thường xảy ra ở người có hệ miễn dịch yếu hay trẻ nhỏ. Nó có thể gấy rối loạn vị giác và một chút đau đớn. Nguyên nhân gây mảng bám trắng trên mặt lưỡi này có thể do nấm men Candida.

Tuy nhiên, để chính xác, hãy thử dùng dụng cụ đánh lưỡi trong một tuần, nếu tình hình không thuyên giảm thì chắc chắn bạn đã bị nấm candida tấn công.

Hướng giải quyết rất đơn giãn, chỉ cần bổ sung probiotic hoặc loại sữa chua tự nhiên nhằm khôi phục tình trạng cân bằng của hệ tiêu hóa. Nếu các mảng bám “cứng đầu” vẫn còn tồn tại, lập tức thăm khám bác sĩ chuyên môn vì có nguy cơ ung thư miệng rất cao.

Lưỡi có màu đỏ

Lưỡi thuộc một cơ thể khỏe mạnh sẽ có màu hồng tươi. Do đó, nếu màu sắc của lưỡi chuyển sang màu đỏ, hãy chú ý, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh liên cầu khuẩn rất nguy hiểm.

Không chỉ có màu đỏ, bạn sẽ kèm theo cảm giác đau cổ họng. Hãy nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời nhất. Ngoài ra, lưỡi có màu đỏ còn cảnh báo tình trạng thiếu hụt vitamin B12, sắt, axit folic của cơ thể.

Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12, sắt, các nhú lưỡi vị mất đi, bề mặt lưỡi trở nên trơn tru và đỏ hơn. Trường hợp nghiêm trọng, thiếu nhú lưỡi có thể gây đau rát khi bạn ăn thức ăn nóng hoặc cay. B12 thường có nhiều trong thịt động vật, vì vậy những người ăn chay có khả năng thiếu B12 cao hơn.

Lưỡi nâu hoặc đen

Thực tế rằng, trên lưỡi của bạn sẽ có các sợi lông nho nhỏ (tương tự như mảng bám) nhưng với số lượng ít, chúng tồn tại và phát triển trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, một số trường hợp, các sợi lông này khá dài và trở thành điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi này nở của vi khuẩn.

Lưỡi có màu đen và các mảng bám lông dày là trường hợp hiếm, xuất phát từ nguyên nhân như thay đổi kháng sinh mới, nhiễm nấm hoặc lười vệ sinh răng miệng khiến lưỡi trở thành nơi cư ngụ của vi khuẩn.

Màu sắc của lưỡi “tố cáo” bệnh gì?

Mặc dù không phải là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm nhưng chớ coi thường, hãy khắc phục bằng cách dùng bàn chải mềm và kem đánh răng chải nhẹ nhàng 2-3 lần một ngày và tránh các thức ăn như café, thuốc lá,

Lưỡi có nhiều vết nhăn

Những vết nứt ở lưỡi thường vô hại nhưng vấn đề nghiêm trọng sẽ phát sinh nếu vệ sinh răng miệng kém, dẫn đến nhiễm trùng trong các đường nứt. Bệnh có thể gây đau rát lưỡi, hơi thở có mùi hôi. Bác sĩ khuyên bạn điều trị bệnh bằng thuốc kháng nấm tại chỗ, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt là vùng lưỡi.

Vệt trắng nhỏ trên lưỡi

Đây là dấu hiệu kích ứng lưỡi, dấn đến sự tăng trưởng quá mức của các tế bào, hình thành các mảng trắng (bạch sản). Ở những người hút thuốc lá, khoảng 5 - 17% bạch sản có thể phát triển thành ung thư. Đôi khi, hiện tượng này do răng cọ xát liên tục vào lưỡi. Nếu hiện tượng bạch sản kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đi khám sức khỏe và làm các xét nghiệm cần thiết để sớm phát hiện bệnh.

Lưỡi lở loét kéo dài

Các tổn thương ở khoang miệng thông thường sẽ lành sau 2 tuần. Nếu vết thương của bạn càng càng nghiêm trọng và mưng mủ, bạn có khả năng mắc bệnh ung thư lưỡi khá cao. Bệnh thường xuất hiện ở những người hút thuốc lá thường xuyên. Hãy tiến hành kiểm tra sức khỏe và điều trị kịp thời.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Màu sắc của lưỡi “tố cáo” bệnh gì?