Với hàng loạt thông tin tích cực về quy hoạch, hạ tầng du lịch, hạ tầng giao thông…, Sa Pa được nhận định là thị trường đầu tư địa ốc và kinh doanh dịch vụ tiềm năng bậc nhất khu vực Tây Bắc.
Vận hội mới của Sa Pa
Theo kế hoạch, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Lễ công bố thành lập thị xã Sa Pa và các hoạt động chào mừng sự kiện trọng đại này vào tối 28/12/2019, tại sân vận động huyện Sa Pa.
Ông Lê Tân Phong – Chủ tịch UBND huyện Sa Pa cho biết: Sa Pa trước đây chủ yếu tập trung phát triển du lịch cảnh quan, do đó trong thời gian tới Sa Pa sẽ tiến hành quy hoạch lại theo hướng phát triển du lịch cảnh quan gắn với bảo tồn; phát triển du lịch tâm linh gắn với di tích lịch sử, danh thắng; du lịch nghỉ dưỡng gắn với chăm sóc sức khỏe và phát triển du lịch hiện đại như Công viên văn hóa Sa Pa, Công viên văn hóa Mường Hoa.
Biển mây bồng bềnh trên nóc nhà Đông Dương
Việc chuyển sang bộ máy chính quyền đô thị sẽ tạo điều kiện cho Sa Pa có đủ nguồn nhân lực giải quyết các bất cập hiện nay. Lãnh đạo huyện Sa Pa khẳng định, các tồn tại sẽ dần được xử lý sau một năm thị xã đi vào hoạt động, trật tự đô thị sẽ đi vào nề nếp tạo ấn tượng tốt cho du khách.
Đây sẽ là bước ngoặt lớn, mở cánh cửa để Sa Pa sớm bứt phá trở thành điểm đến du lịch mang tầm quốc tế. Thời gian qua, Sa Pa đã có bước phát triển ngoạn mục, không chỉ là “nàng thơ” của đất trời, mà còn được ghi danh bởi những công trình đẳng cấp quốc tế. Điển hình là Sun World Fansipan Legend với tàu hỏa leo núi Mường hoa hiện đại, quần thể kiến trúc tâm linh trên đỉnh Fansipan, khách sạn 5 sao quốc tế đầu tiên Hotel De La Couple - Mgallery… Không ngoài dự đoán, những công trình này nhanh chóng gặt hái thành công tại các giải thưởng danh giá. Sun World Fansipan Legend đã được World Travel Awards (WTA) 2019 vinh danh “Điểm du lịch văn hóa hàng đầu thế giới năm 2019”; Hotel De La Couple - Mgallery cũng được WTA gọi tên “Khách sạn có thiết kế hàng đầu thế giới” và “Khách sạn biểu tượng của thế giới”.
Khách du lịch tăng trưởng mạnh qua từng năm. Nếu như năm 2014, Sa Pa chỉ đón vỏn vẹn 826.120 lượt khách, thì năm 2018 con số này là trên 2,4 triệu lượt. Và chỉ 9 tháng năm 2019, Sa Pa đã đón 2,26 triệu lượt khách (chiếm 55% khách du lịch Lào Cai), gần bằng lượng khách cả năm 2018. Với đà này, việc Sa Pa đón khoảng 4 triệu lượt khách vào năm 2020 và 8 triệu lượt vào năm 2030 như dự kiến sẽ nằm trong tầm tay, thậm chí vượt kế hoạch.
Quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipan
Thời cơ càng chín muồi khi tỉnh Lào Cai tới đây sẽ có sân bay Sa Pa để “mở cửa” bầu trời, đưa du khách từ khắp mọi miền đất nước dễ dàng đến thành phố mờ sương. Hạ tầng giao thông đang được đầu tư rất lớn, tuyến cao tốc nối cao tốc Hà Nội – Lào Cai đến Sa Pa trị giá trên 2,500 tỷ đồng cũng sẽ sớm hoàn thành (dự kiến năm 2020), xóa bỏ mọi rào cản về giao thông để đón du khách đến Sa Pa nhanh chóng, thuận tiện.
Thời của kinh doanh dịch vụ du lịch
Du lịch phát triển ngoạn mục là điều kiện không thể tuyệt vời hơn cho ngành kinh doanh dịch vụ. Sa Pa hiện đã hình thành những con phố trung tâm tấp nập khách như phố Cầu Mây, Đồng Lợi, Fansipan…, trong đó sầm uất nhất phải kể đến phố Cầu Mây, hay còn gọi là phố Tây, chỉ cách vài bước chân đến Nhà thờ Đá, Quảng trường trung tâm… Tuy nhiên, bao năm nay hệ thống dịch vụ kinh doanh du lịch hầu như chưa đổi mới. Khi lượng khách tăng nhanh, hệ thống này đã bị quá tải.
Theo thống kê, hiện Sa Pa có 571 cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch với tổng số 6.786 phòng; 275 nhà hàng lớn, nhỏ, 64 nhà hàng trong các khách sạn; 20 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, 46 cơ sở kinh doanh dịch vụ xông hơi, massage… Nhìn vào bức tranh này, thấy rõ Sa Pa còn thiếu một lĩnh vực quan trọng là các cửa hàng mua sắm như thời trang, phụ kiện, lưu niệm…, số lượng nhà hàng, dịch vụ giải trí còn khiêm tốn. Ngay cả số cơ sở lưu trú cũng đang không đáp ứng được nhu cầu, thường xuyên quá tải phòng khách sạn vào các kỳ nghỉ, dịp lễ tết.
Show diễn Vũ điệu trên mây ở Sun World Fansipan Legend
Vì vậy, thời gian gần đây, khi có thông tin sẽ xuất hiện khu phố thương mại shophouse được thiết kế, quy hoạch bài bản, sở hữu lâu dài nằm ngay phố Cầu Mây, giới đầu tư kinh doanh không khỏi bất ngờ. Bởi, nếu “phố Tây” có thêm chuỗi dịch vụ với các nhà hàng, café, shop thời trang, lưu niệm, bar, spa, hay mini hotel… chắc chắn sẽ tấp nập suốt đêm ngày, du khách có thêm hứng thú để trải nghiệm, chi tiêu nhiều hơn ở điểm du lịch hàng đầu Tây Bắc này.
Trong bối cảnh ngành du lịch đang như “hổ mọc thêm cánh”, quỹ đất đẹp ở trung tâm Sa Pa phù hợp cho kinh doanh dịch vụ lại ngày càng khan hiếm, cho nên rất quý và đắt đỏ. Trong khoảng 3-4 năm gần đây, giá đất Sa Pa đã tăng gấp 3 lần, từ 90 triệu đồng/m2 lên 150 – 160 triệu đồng/m2, tiếp đó lên 200 – 250 triệu đồng/m2 và hiện tại những khu có vị trí đẹp nhất dao động khoảng 300 – 400 triệu đồng/m2. Song, giới sành đầu tư nhận định, giá này vẫn chưa dừng lại khi Sa Pa lên thị xã và phát triển du lịch theo xu hướng quốc tế.
Với những điều kiện “thiên thời, địa lợi”, có thể nói ngành kinh doanh dịch vụ Sa Pa sẽ bứt tốc nhanh chóng, đem về nguồn thu dồi dào cho địa phương cũng như nguồn lợi lớn cho các nhà đầu tư sớm nắm bắt cơ hội.