Giải trình là một phương thức có vai trò, chức năng hết sức quan trọng để Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong việc đánh giá hiệu quả giám sát của các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.
Giải trình là một phương thức có vai trò, chức năng hết sức quan trọng để Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong việc đánh giá hiệu quả giám sát của các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Song song với đó giải trình còn là phương tiện để các cơ quan bị giám sát có cơ hội trao đổi những khó khăn, thách thức đồng thời đưa ra những kế hoạch có thể giải quyết vấn đề triệt để, hiệu quả. Ngày 25/01/2024, Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 về hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được ban hành gồm 04 chương, 20 điều chính thức có hiệu lực, đưa ra một khung pháp lý chi tiết và toàn diện cho hoạt động này.
Nhóm tác giả đã thực hiện chuyên đề “Kiến tạo để phát triển trong hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội” gồm 04 bài viết, thể hiện chi tiết tính thực tiễn, tác động hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 trong việc tăng cường trách nhiệm giải trình, đảm bảo hiệu quả của hoạt động giám sát từ cử tri đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước một cách minh bạch và hiệu quả. Mặt khác, chỉ ra thực trạng, hạn chế trong hoạt động giải trình, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc, góp phần định hướng, nâng cao chất lượng giải trình chủ động, rành mạch, nhạy bén, chuyên sâu, tái tạo cán cân pháp lý về tính hợp pháp, hợp hiến của giải trình trong cơ chế kiểm soát quyền hành pháp.
Thực hiện: Trung úy Nguyễn Nhật Anh - Trung úy Nguyễn Thị Khánh Hà - Thanh Trà
Ảnh: Báo Công lý - Quochoi.vn - Bloomberg