Không để thông tin thất thiệt “bóp chết” doanh nghiệp

PV| 06/10/2020 07:52
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Thời gian qua, trước sự “bùng nổ” của truyền thông đa phương tiện trên mạng xã hội đã khiến không ít doanh nghiệp lao đao, trở thành nạn nhân của thông tin thất thiệt.

Tung tin giả, hậu quả thật

Trong những năm gần đây, tình trạng tin giả, tin sai sự thật trên Facebook với đối tượng bị nhắm tới là cá nhân, tổ chức ở Việt Nam đang bùng phát với chiều hướng ngày càng tăng về số lượng và đã trở thành vấn nạn chưa thể giải quyết của mạng xã hội này. Không chỉ người dùng cá nhân, quan chức nhà nước mà ngay cả cách doanh nghiệp cũng bị đối thủ chơi xấu bằng những chiêu trò “tung tin thất thiệt” qua môi trường mạng.

Ngày 8/2/2019, facebooker Diệp Xuân Hạ đăng status cho rằng siêu thị Aeon tại TPHCM đang bán mỹ phẩm của nhãn hàng Sakura là kem trộn, không được sản xuất tại Nhật Bản. Toàn bộ bài viết facebooker này không hề đưa ra một chứng cứ mà chỉ dựa trên quan điểm cá nhân. Sau đó, bài viết này đã có hàng trăm bình luận xấu và bị chia sẻ qua nhiều trang fanpage khác. Trang của Diệp Xuân Hạ có hơn 20.000 người theo dõi nên thông tin có sức lan toả mạnh mẽ. Sau đó, liên tục siêu thị Aeon nhận được phản hồi từ khách hàng gây thiệt hại không nhỏ đến uy tín cũng như doanh thu.

Không để thông tin thất thiệt “bóp chết” doanh nghiệp

Tung tin giả đang là "vấn nạn" cần sớm có giải pháp

Trước đó, vào năm 2016, một địa chỉ Facebook từ Tuyên Quang đã đăng tải thông tin không có thật về 15 em học sinh có dấu hiệu ngộ độc sau khi uống sản phẩm Sting của Pepsi. Thậm chí nguồn tin còn đưa hình ảnh nạn nhân nằm trong bệnh viện để giải quyết hậu quả cũng như đám tang được cho là của 2 học sinh tử vong do uống đồ giải khát trên. Tuy nhiên, sau khi phía Pepsi Việt Nam kiểm chứng lại thì đây hoàn toàn là thông tin sai sự thật, các hình ảnh trong đó đều lấy từ một trang web ở Pakistan. Mặc dù vậy bài viết trên vẫn được lan truyền chóng mặt trên Facebook. Đại diện Pepsi Việt Nam cho biết, trong vài năm trở lại đây doanh nghiệp này từng nhiều lần là nạn nhân của tin giả trên Facebook. Sau mỗi sự cố đến từ những thông tin thất thiệt, không có kiểm chứng như vậy, uy tín cũng như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất tiêu cực.

Gần đây, nhà máy sữa Newzeandmilk, chi nhánh của Công ty tập đoàn Sữa dinh dưỡng quốc tế Newzealand có địa chỉ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình tiếp tục trở thành “nạn nhân” của nạn “nói xấu”. Mặc dù có tốc độ phát triển khá ấn tượng bằng việc liên tục được khách hàng, người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng các loại sữa do công ty sản xuất tuy nhiên, đối lập với sự phát triển của công ty cũng xuất hiện một số thông tin phản ánh về sai phạm tại Công ty mang tính chất quy chụp để làm giảm uy tín của công ty này trong ngành sữa.

Không để thông tin thất thiệt “bóp chết” doanh nghiệp

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Nhà máy sữa Newzeandmilk, chi nhánh của Công ty tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Newzealand.

Theo đó, các nội dung phản ánh tập trung vào việc Công ty này có dấu hiệu vi phạm pháp luật, lừa đảo khách hàng bằng mô hình tham quan nhà sữa tại Hoà Bình.

Đáp lại những thông tin trên, Giám đốc Nhà máy sữa Newzeandmilk, chi nhánh của Công ty tập đoàn Sữa dinh dưỡng quốc tế Newzealand bức xúc cho biết: “Công ty đều có đầy đủ giấy tờ pháp ly, được các cơ quan chức năng thẩm định và cấp phép theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, với những lý do rất nhỏ, thậm chí không có gì để nói, nhiều phương tiện đã thông tin, bình luận tiêu cực về hoạt động mô hình đưa khách hàng đến tham quan trực tiếp nhà máy sản xuất giảm thiểu chi phí quảng cáo sản phẩm là mô hình được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Đây là phương pháp quảng cáo truyền miệng hiệu quả, giúp khách hàng thêm tin yêu và sử dụng hàng Việt.

“Nhà máy Newzeandmilk, chi nhánh của Công ty tập đoàn Sữa dinh dưỡng quốc tế Newzealand là địa chỉ uy tín, được khách hàng ở khắp các tỉnh, thành tin cậy không loại trừ đã và đang trở thành vấn đề cho các đối thủ cạnh tranh lợi dụng truyền thông không lành mạnh để nhằm hạ uy tín của Công ty chúng tôi”- đại diện doanh nghiệp cho biết.

Để bảo vệ hình ảnh của mình, hiện nay, công ty cho biết họ đã có đơn gửi các cơ quan chức năng như: Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông về các nội dung và thông tin không đúng bản chất sự việc làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh và phát triển của công ty.

Không để thông tin thất thiệt “bóp chết” doanh nghiệp

Nhà máy Newzeandmilk được Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo đúng quy định của pháp luật.

Dịch Covid-19 đã làm cho hàng loạt nhà hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa khiến cho hàng trăm người lao động không có công ăn việc làm, chủ đầu tư nhiều chuỗi nhà hàng cơ sở kinh doanh phải cầm cố, thế chấp ngân hàng.

Trong khi nhà máy sữa Newzeandmilk vẫn đưng vững trước cơn bão của dịch Covid- 19 tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động là việc làm cần khuyến khích và giúp đỡ để phát triển, làm lợi cho xã hội. Thế nhưng thay vì hỗ trợ cho cơ sở thoát khỏi khó khăn thì hiện nay Nhà máy Newzeandmilk đang “bị tấn công” khắp nơi.

Việc làm này sẽ khiến nhà máy phần nào đó thiệt hại không nhỏ do đó, các cơ quan chức năng liên quan cần vào cuộc để doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Khó xử lý

Trước thực trạng “nói xấu” doanh nghiệp diễn ra một cách công khai, manh mẽ trên mạng xã hội. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, cơ quan quản lý cần có quy định khi mở tài khoản mạng xã hội phải đăng ký đầy đủ các thông tin: Số điện thoại, hộ khẩu và căn cước công dân...Nếu không, nhiều người sẽ lợi dụng tính ẩn danh của mạng xã hội để tung tin thất thiệt vì gây thiệt hại cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Theo luật sư Đỗ Viết Hải, Công ty Luật hợp danh Sự thật, việc “bôi nhọ” thông tin sản phẩm trên mạng đang là vấn đề bức xúc của nhiều doanh nghiệp vì chủ yếu là từ tài khoản ảo, mà chúng ta cũng chưa có chế tài để xử lý triệt để. Do đó, để bảo vệ mình tốt nhất là các doanh nghiệp hãy xây dựng các quy trình sản xuất kinh doanh, đăng ký bản quyền nhãn hiệu và chất lượng sản phẩm để khi gặp sự cố thì đó là bằng chứng để trả lời khách hàng và yêu cầu nguồn tin phải gỡ bỏ.

Trong khi đó, theo đại diện một số doanh nghiệp khi gặp phải sự cố tin giả, tin sai sự thật trên Facebook, doanh nghiệp luôn rất vất vả để xử lý bởi mạng xã hội này luôn tìm cách trì hoãn thậm chí đưa ra đủ loại lý do để từ chối. Đồng thời khi gặp sự cố, rất khó khăn trong việc xử lý bởi mạng xã hội này không có Văn phòng đại diện ở Việt Nam vì vậy không có nơi để khiếu nại. Do đó, một số doanh nghiệp cũng kiến nghị các cơ quan chức năng cần có chế tài bắt buộc Facebook phải có văn phòng đại diện hoặc bộ phận giải quyết khiếu nại đặt tại Việt Nam nhằm xử lý phản ánh của doanh nghiệp một cách nhanh chóng.

Không để thông tin thất thiệt “bóp chết” doanh nghiệp

Không để thông tin thất thiệt “bóp chết” doanh nghiệp

Nhà máy Newzeandmilk với những dây chuyền sản xuất hiện đại được đầu tư xây dựng

Để ngăn chặn tình trạng “nói xấu” doanh nghiệp với những thông tin thất thiệt, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội cho rằng: Nói xấu, vu khống doanh nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật. Doanh nghiệp có thể khởi kiện cá nhân hay tổ chức cố tình nói xấu lên tòa án, đề nghị bên nói xấu cải chính thông tin, xin lỗi và bồi thường thiệt hại (nếu có). Để khởi kiện, doanh nghiệp cần có bằng chứng để chứng minh thiệt hại do thông tin nói xấu, vu khống đó gây ra. Cụ thể, doanh nghiệp phải tập hợp đầy đủ chứng cứ chứng minh thông tin nói xấu làm cho các đối tác hủy bỏ hợp đồng, khách hàng từ chối mua hàng....Về bồi thường thiệt hại theo Bộ luật Dân sự 2015 theo Điều 592.

Đồng thời phải có “chế tài” mạnh tay nếu xác định được người thực hiện hành vi tung tin sai lệch, thất thiệt lên mạng xã hội và thông tin thất thiệt đó có tính chất vu khống thì doanh nghiệp có thể làm đơn tố giác cá nhân, tổ chức ra cơ quan điều tra để làm rõ hành vi vu khống theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Không để thông tin thất thiệt “bóp chết” doanh nghiệp