Cùng với việc hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng) đang tập trung mọi nguồn lực thực hiện giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án, công trình phát triển hạ tầng giao thông, đô thị… hướng đến mục tiêu trở thành thành phố thuộc thành phố Hải Phòng vào năm 2025.
Thủy Nguyên là huyện ven đô, cửa ngõ phía Bắc của thành phố Hải Phòng, có 35 xã, 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 26.186,7ha, dân số 334.545 người.
Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2048/QĐ-UBND của UBND TP. Hải Phòng, từ năm 2011, huyện Thủy Nguyên bước vào thực hiện "Xây dựng NTM", một trong những nhiệm vụ chiến lược, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và nhân dân toàn huyện giai đoạn 2011-2022.
Cũng từ đó, được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Trung ương và thành phố, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Thủy Nguyên đã xác định rõ tầm quan trọng của Chương trình xây dựng NTM trong việc phát triển KT-XH của huyện; qua đó định hướng nhiệm vụ chiến lược để chỉ đạo, xây dựng và ban hành các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch hành động cụ thể cho từng giai đoạn; thống nhất lựa chọn đưa nhiệm vụ và mệnh đề "Xây dựng NTM", "Xây dựng NTM kiểu mẫu" vào Chủ đề hành động từ 2011 đến 2022. Để xác định lộ trình xây dựng NTM phù hợp với điều kiện thực tế, huyện đã hướng dẫn các xã rà soát chi tiết mức độ đạt chuẩn từng tiêu chí, đưa ra những nội dung công việc cần phải hoàn thành, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện, phương án huy động nguồn lực hợp lý và hiệu quả.
Để việc "Xây dựng NTM" lan tỏa đến cộng đồng, huyện đã phát động Phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng NTM” với 2 giai đoạn, từ năm 2011đến 2020.
Cùng với đó, huyện đã chỉ đạo quán triệt sâu sắc qua điểm, chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng” để thực hiện thông qua vai trò tham gia ý kiến của người dân vào quy hoạch, kế hoạch, đề án NTM, để người dân tham gia góp công, góp của, thực hiện giám sát và cho ý kiến về sự hài lòng đối với kết quả xây dựng NTM.
Bám sát phong trào thi đua, chỉ đạo, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội là lực lượng tiên phong với nhiều phong trào, hội thi, cuộc vận động sôi nổi như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh"; “Cựu chiến binh gương mẫu, hiến kế, góp công chung sức xây dựng NTM”; “Phụ nữ Thủy Nguyên tích cực xây dựng gia đình 5 không - 3 sạch góp phần xây dựng NTM”; "Tuổi trẻ Thủy Nguyên chung tay xây dựng NTM",...
Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã tuyên truyền nhanh chóng, kịp thời nêu gương những điển hình tiêu biểu về NTM cũng như những vấn đề tồn tại, phát sinh ở các địa phương; đặc biệt là sự tham gia của người dân, những người đóng vai trò là chủ thể của xây dựng NTM. Từ đó, cán bộ, Đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện đã tích cực tham gia hiến đất, đóng góp công sức, trí tuệ đồng hành cùng các cấp ủy, chính quyền tham gia xây dựng NTM.
Lãnh đạo huyện Thủy Nguyên đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2020 cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện.
Qua 10 năm triển khai, bộ mặt nông thôn huyện Thủy Nguyên đã được thay da đổi thịt, KT-XH, kết cấu hạ tầng đã có những chuyển biến vượt bậc, hiện đại, đồng bộ; các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế, thương mại nông thôn được tập trung đầu tư và thay đổi nhanh chóng. Theo đó, năm 2010, cơ cấu giá trị nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản là 28,2%, Công nghiệp - Xây dựng là 41,9%, Thương mại - Dịch vụ là 29,9%; thu nhập bình quân đầu người 16,99 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo là 5,06%. Tuy nhiên, đến năm 2020, giá trị sản xuất nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản chỉ còn chiếm 10,0%, Công nghiệp - Xây dựng tăng lên 54,8%, Thương mại - Dịch vụ tăng lên 35,2%. Đến nay, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm là 95,72% (tăng 1,83% so với 2011); thu nhập bình quân đầu người là 61,23 triệu đồng (tăng 3,6 lần so với 2011); hộ nghèo giảm chỉ còn 0,23%; tỷ lệ bình xét và công nhận gia đình văn hóa hằng năm đạt trên 95%; 100% trạm y tế có bác sỹ hoạt động; tỷ lệ nhà ở dân cư nông thôn đạt chuẩn của Bộ Xây dựng đạt 95%;... Tính riêng năm 2022, kinh tế của huyện tiếp tục giữ đà tăng trưởng ổn định, giá trị sản xuất các ngành đạt 17,2%. Huyện đã hoàn thành đạt và vượt mức 18/18 chỉ tiêu thành phố giao, 15/16 chỉ tiêu huyện đề ra. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tiếp tục có sự tăng trưởng so với cùng kỳ như giá trị công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, tổng vốn đầu tư xã hội, thu ngân sách nhà nước...; đặc biệt, chỉ tiêu thu thường xuyên đạt 129,4% dự toán, tăng 81,5%.
Giai đoạn 2011-2020, tổng nguồn lực huy động xây dựng NTM trên địa bàn huyện là trên 9.260 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ cộng đồng dân cư là 1.741 tỷ đồng, chiếm gần 19% (hiến tặng trên 2,9ha đất ở, 20,9ha đất nông nghiệp, hơn 1,5 triệu ngày công, hơn 117 tỷ đồng giá trị tài sản vật kiến trúc và trên 833,9 tỷ đồng để mua vật tư ) và trên 92.000 tấn xi măng trong Chương trình hỗ trợ xi măng của thành phố, đã xây dựng được 696,6km đường giao thông ...
Trong công tác giải phóng mặt bằng, từ 2017 đến 2021, huyện đã thực hiện giải phóng mặt bằng đối với 70 dự án, thu hồi của 13.877 lượt hộ dân và 45 tổ chức với tổng diện tích 1.464,5ha; trong đó diện tích đã giải phóng mặt bằng để bàn giao cho chủ đầu tư là 1.076 ha, để triển khai các dự án như: Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng; Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm; Cải tạo ĐT359; Cải tạo, nâng cấp đường Máng Nước; Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Gia Minh; Đường vào và Khu bảo tồn Bãi cọc Cao Quỳ; Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên...
Có thể thấy, từ năm 2015 đến 2021, kết cấu hạ tầng, KT-XH của huyện Thủy Nguyên được tập trung đầu tư, phát triển mạnh mẽ, nhiều công trình, dự án trọng điểm được xây dựng đưa vào hoạt động đã phát huy hiệu quả; tốc độ đô thị hoá nhanh, công tác an sinh xã hội được đảm bảo. Hiệu quả từ NTM đã tạo sự khởi sắc rõ rệt đối với tất cả địa phương, khơi dậy được những lợi thế, tiềm năng của các địa phương và phát huy vai trò chủ thể của người dân. Từ đó, nhiều cách làm hay, sáng tạo, mô hình hiệu quả, sát thực tiễn và đảm bảo chất lượng ngày càng được phát triển và nhân rộng đã đánh dấu một bước chuyển về chất trong thực hiện Chương trình, từng bước đưa Thủy Nguyên trở thành địa phương có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, hiện đại.
Với những kết quả đạt được trong triển khai xây dựng NTM trên, ngày 25/10/2022, nhân dịp Kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống Thủy Nguyên quật khởi, huyện Thủy Nguyên đã vinh dự nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón Bằng công nhận huyện đạt NTM năm 2020. Đây là danh hiệu cao quý, niềm vinh dự, tự hào và là kết quả của sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thủy Nguyên.
Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong xây dựng NTM, phát triển KT-XH…, tại Hội nghị lần thứ 13 ngày 12/12/2022 về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2023, huyện Thủy Nguyên xác định năm 2023 là năm bản lề, có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021 - 2025 là năm tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ về quy hoạch đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố trực thuộc thành phố. Huyện tiếp tục lấy chủ đề năm 2023 là “Tập trung giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh phát triển đô thị và xây dựng NTM kiểu mẫu” phấn đấu nâng tổng giá trị sản xuất các ngành tăng 17% so với năm 2022; thu ngân sách đạt 2.962,29 tỷ đồng, bằng 97,2% so với năm 2022; hoàn thành xây dựng NTM kiểu mẫu tại 8 xã và triển khai xây dựng NTM kiểu mẫu tại các xã còn lại theo chỉ đạo của thành phố;…
Đề hoàn thành các chỉ tiêu trên, huyện đã thông nhất đề ra các nhóm giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm gồm: Nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác xây dựng Đảng và vận động nhân dân; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế huyện nhanh, bền vững; tập trung thực hiện thắng lợi chủ đề năm 2023; thực hiện tốt các chương trình phát triển VH-XH; đảm bảo công tác quân sự, quốc phòng địa phương; giữ vững an ninh chính trị, TTAT xã hội; đẩy mạnh thực hiện cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền